Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Kiểm Toán Chu Trình Bán Hàng Và Thu Tiền

alt-single 21 Tháng mười hai, 2022

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và tổ chức. Nó đảm bảo hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, đúng theo mục tiêu kiểm soát mà doanh nghiệp đặt ra. Vậy kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền là gì? Các bước kiểm soát ra sao? Hãy cùng Easybooks tìm hiểu trong bài viết dưới dây nhé!

kiem-toan-chu-trinh-ban-hang-va-thu-tien

1. Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là gì?

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là việc kiểm tra tính trung thực của các khoản mục liên quan đến chu trình bán hàng và thu tiền trên báo cáo tài chính của một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 về mục tiêu của kiểm toán nội bộ, thì kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán để kiểm tra báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật hay không.

Như vậy, nhiệm vụ chung của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là triển khai các chức năng kiểm toán bằng cách vận dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp với đặc thù của phần hành này qua các bước trong quy trình kiểm toán.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Báo cáo kiểm toán là gì?

2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

kiem-toan-chu-trinh-ban-hang-va-thu-tien

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền gồm có 2 nghiệp vụ riêng biệt là kiểm toán chu trình bán hàng và kiểm toán chu trình thu tiền. Hai nghiệp vụ này đều được thực hiện với một mục tiêu chung là phải đảm bảo tính hợp lý chung.

Tuy nhiên, đối với mỗi nghiệp vụ đều có mục tiêu riêng, đảm bảo các nguyên tắc về: Hiệu lực, tính trọn vẹn, định giá, phân loại, chính xác, quyền và nghĩa vụ.

Tiêu chí Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ bán hàng Mục tiêu kiểm toán của nghiệp vụ thu tiền
Hiệu lực Đảm bảo chuyển giao hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng là hoạt động có thật. Các khoản tiền thu được từ khách hàng đã ghi sổ phải phản ánh đúng số tiền thực tế đã thu được.
Tính trọn vẹn  Mọi nghiệp vụ bán hàng đều được ghi trên sổ. Mọi nghiệp vụ thu tiền đều được ghi trên sổ.
Định giá Hàng hóa đã vận chuyển, dịch vụ đã cung ứng có hóa đơn bán hàng ghi giá bán được thỏa thuận. Các khoản tiền thu được phải được đánh giá đúng, các khoản ngoại tệ phải được quy chuẩn đúng quy định.
Phân loại Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại hợp lý. Các khoản tiền ghi sổ phải được phân loại đúng.
Tính chính xác Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp, đảm bảo khớp về số liệu, chính xác về số tiền cộng. Các khoản tiền phải được tính toán đúng về mặt toán học.
Quyền và nghĩa vụ Hàng hóa đã bán, dịch vụ đã cung ứng thuộc sở hữu của đơn vị. Các khoản tiền phải thu có người sở hữu.

3. Các bước kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền gồm 3 bước chính sau đây:

3.1. Chuẩn bị kiểm toán

kiem-toan-chu-trinh-ban-hang-va-thu-tien

Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện phân tích, đánh giá kiểm soát nội bộ và thiết kế chương trình kiểm toán. Bước này nhằm mục đích để kiểm toán viên và công ty xây dựng được các chương trình kiểm toán phù hợp với chu trình bán hàng và thu tiền.

Đa số, các công ty kiểm toán sẽ dựa trên chương trình kiểm toán mẫu để thiết kế chương trình kiểm toán cho một công ty, doanh nghiệp vụ thể. Trong đó, kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền được phân chia thành những loại thử nghiệm cụ thể như: Thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản trong chu trình.

>>>>>>>Xem ngay: Thuế trực thu và thuế gián thu

3.2. Thực hiện kiểm toán

Thứ nhất, Kiểm toán nghiệp vụ bán hàng thường gồm các công việc chính sau:

  • Kiểm tra tính đồng bộ của sổ sách kế toán: Từ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán đến bảng tổng hợp kế toán.
  • Việc đánh số thứ tự chứng từ: Theo thứ tự liên tục đề phòng việc bỏ sót, trùng lặp các nghiệp vụ bán hàng.
  • Bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua: Kiểm tra bảng cân đối thanh toán tiền hàng và dịch vụ gửi cho người mua để xác nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
  • Xét duyệt các nghiệp vụ bán hàng: Dựa trên 3 tiêu chí:

+ Việc bán chịu phải được phê duyệt trước khi thực hiện nghiệp vụ bán hàng.
+ Việc vận chuyển hàng hóa chỉ được thực hiện sau khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ và đã được phê duyệt.
+ Giá bán phải được duyệt bao gồm cả chi phí vận chuyển, chương trình chiết khấu thương mại, giảm giá và điều kiện thanh toán.

Thứ hai, Kiểm toán nghiệp vụ thu tiền sẽ gồm các công việc chính:

  • Kiểm tra các khoản thu tiền ghi sổ và thực tế đã nhận.
  • Kiểm tra khoản tiền chiết khấu đã được xét duyệt đúng đắn, phiếu thu tiền đã được đối chiếu và ký duyệt.
  • Kiểm tra tiền mặt thu được đã được ghi đầy đủ vào Sổ quỹ và nhật ký thu tiền chưa?
  • Các khoản tiền thu đã ghi sổ và đã nộp khớp với giá hàng bán hay không?
  • Kiểm tra việc phân loại các loại tiền, ghi thời gian các khoản thu tiền.
  • Kiểm tra các khoản thu tiền trên Sổ quỹ, Sổ cái và tổng hợp đảm bảo đúng.

3.3. Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành 2 bước trên, kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến và kết luận về những khoản mục doanh thu, phải thu khách hàng và các khoản mục liên quan. Từ kết quả kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đề xuất phương hướng xử lý, tổng hợp và kết thúc quá trình kiểm toán.

>>>>>>Có thể bạn quan tâm: Thủ tục kiểm toán lả gì?

4. Quy tắc kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng và thu tiền

– Sự phân chia trách nhiệm: mức độ phân nhiệm càng hợp lý thì sẽ tránh được sự chồng chéo giữa các bộ phận và do đó các thủ tục kiểm soát được thiết lập càng trở nên có hiệu quả. Như vậy, việc phân chia trách nhiệm là công việc trọng yếu trong KSNB để ngăn ngừa gian lận và sai sót, đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm.

Việc phân chia trách nhiệm đảm bảo tính công bằng khi thực hiện thông tin của việc kiểm soát trong doanh nghiệp. 

– Các thủ tục phê chuẩn: tập trung vào 3 điểm chủ yếu sau: 

  • Việc bán chịu phải được phê chuẩn đúng đắn trước khi quá trình tiêu thụ xảy ra. 
  • Hàng hóa chỉ được gửi đi sau khi được phê duyệt với đầy đủ chứng từ.
  • Giá bán được duyệt bao gồm cả chi phí vận chuyển, giảm giá, chiết khấu.

Quá trình phê chuẩn giá nhằm đảm bảo giá trên hoá đơn là giá đã đề ra theo chính sách của công ty, tránh thất thu, kích thích tăng doanh thu và giải quyết hiệu quả các mối quan hệ lợi ích giữa các bên trong quan hệ mua bán.

kiem-toan-chu-trinh-ban-hang-va-thu-tien

>>>>>>Xem thêm: Thuế trực thu là gì?

– Kiểm soát chứng từ sổ sách: 

  • Sự đồng bộ của sổ sách
  • Đánh số thứ tự chứng từ
  • Gửi báo cáo hàng tháng

– An toàn tài sản: Tuỳ từng trường hợp mà sử dụng tủ hay két sắt, các thiết bị tinh vi chống trộm… hay kết hợp giữa các thiết bị này. Tiền là đối tượng dễ gặp rủi ro nhất như cháy hay trộm cắp. Để tránh những rủi ro, yêu cầu trong kinh doanh là phải mua bảo hiểm ở mức độ thích hợp, giữ tiền ở mức tối thiểu. Đồng thời, sổ sách của công ty ở các niên độ kế toán trước cần được bảo quản trong các két sắt có khả năng chống cháy.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Kiểm Toán Chu Trình Bán Hàng Và Thu Tiền”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

 Hướng dẫn: Tìm kiếm số chứng từ cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Lịch Nộp Báo Cáo Thuế Tháng 01/2025

Tháng 01/2025, doanh nghiệp cần nộp rất nhiều loại báo thuế, lao động, bảo hiểm. Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán Easybooks sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc về “Lịch nộp báo cáo thuế tháng 01/2025”. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi! ➤ Theo quy định hiện hành thì lịch nộp […]

alt-single
6 Điểm Mới Của Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Áp Dụng Từ 01/07/2025

Vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. So với các quy định hiện hành, Luật Thuế GTGT 2024 có khá nhiều thay đổi. Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán Easybooks tìm hiểu về 6 điểm mới của luật […]

alt-single
Mẫu Sổ Cái Theo Thông Tư 200

Sổ cái là gì? Đặc điểm của sổ cái? Mẫu sổ cái theo thông tư 200 ra sao? Cách ghi mẫu sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200? Tất cả sẽ được phần mềm kế toán Easybooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. […]

Tư vấn ngay!