Kế toán tiền lương có nhiệm vụ gì trong doanh nghiệp?
Kế toán tiền lương đóng vai trò quan trọng trong bộ máy của mỗi doanh nghiệp. Hàng tháng, kế toán doanh nghiệp hạch toán chi phí tiền lương cho người lao động. Vậy kế toán tiền lương là gì? Kế toán tiền lương có công việc gì? Cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm nhiều hơn tại đây:
- Thu nhập vãng lai là gì? Hướng dẫn tính thuế thu nhập vãng lai mới nhất
- Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân cho lao động là cộng tác viên
- Tổng hợp 03 điểm khác biệt giữa Thông tư 200 và 133 về chế độ kế toán
Mục lục
- 1. Kế toán tiền lương là gì?
- 2. Công việc của kế toán tiền lương
- 3. Chứng từ kế toán tiền lương
- 4. Kế toán hạch toán tiền lương theo thông từ 200
- 5. Nộp các khoản bảo hiểm trích theo lương
- 6. Tính thuế TNCN đối với đối tượng chịu thuế
- 7. Thanh toán tiền lương cho người lao động
- 8. Kế toán tiền lương hạch toán tiền thưởng trả cho nhân viên
1. Kế toán tiền lương là gì?
Kế toán tiền lương là người chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương người lao động dựa theo các yếu tố: bảng chấm công, hợp đồng lao động, phụ cấp, bảng theo dõi tăng ca… Bên cạnh đó, kế toán tiền lương còn phải đảm bảo cân bằng giữa chi phí lương cho nhân viên và chi phí của doanh nghiệp.
2. Công việc của kế toán tiền lương
Trong doanh nghiệp, kế toán tiền lương có các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, tổng hợp, phản ánh kịp thời về số lượng và chất lượng, thời gian sử dụng người lao động.
- Hướng dẫn và giám sát các nhân viên kế toán tại bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban có liên quan về việc chấp hành các chính sách tiền lương, chế độ người lao động.
- Thực hiện tính lương, bảo hiểm, phí công đoàn, làm thêm ngoài giờ… cho người lao động theo các chính sách và chế độ hiện hành và phát lương cho người lao động.
- Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, công đoàn… nhằm phát hiện những sai phạm kịp thời, kiểm soát dòng tiền, đồng thời đề xuất những biện pháp cải thiện quỹ lương…
3. Chứng từ kế toán tiền lương
Các chứng từ phục vụ cho kế toán tiền lương bao gồm:
- Bảng chấm công;
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành;
- Hợp đồng lao động;
- Bảng thanh toán lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ;
- Lập đề nghị thanh toán lương;
- Bảng tạm ứng lương;
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN;
- Bảng thanh toán tiền thưởng;
- Các quyết định thôi việc, chấm dứt Hợp đồng;
- Các hồ sơ, giấy tờ khác liên quan;
>>>> Tìm hiểu ngay: Mẫu Chứng Từ Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh 2022
4. Kế toán hạch toán tiền lương theo thông từ 200
Kế toán tiền lương có các bút toán như sau:
a) Cuối tháng tính tiền lương phải trả cho người lao động
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán:
- Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 (chi tiết từng TK): Tiền lương phải trả cho người lao động
- Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho người lao động.
b) Tính các khoản trích theo lương cho người lao động
Căn cứ vào tỷ lệ trích các khoản lương theo quy định, kế toán tiền lương hạch toán dựa trên 2 trường hợp sau:
– Trường hợp các khoản trích theo lương trừ vào chi phí doanh nghiệp
Kế toán hạch toán:
- Nợ các TK 622, 623, 627, 6411, 6421 (chi tiết từng TK): Tổng các khoản trích theo lương ( 23,5%);
- Có TK 3382: Kinh phí công đoàn (2%);
- Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội (17,5%);
- Có TK 3384: Bảo hiểm y tế (3%);
- Có TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp (1%);
– Trường hợp các khoản trích theo lương trừ vào lương của người lao động
Kế toán hạch toán:
- Nợ TK 334: Tổng các khoản trích theo lương (10,5%);
- Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội (8%);
- Có TK 3384: Bảo hiểm y tế (1,5%);
- Có TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp (1%);
5. Nộp các khoản bảo hiểm trích theo lương
Doanh nghiệp nộp các khoản bảo hiểm xã hội (32%) và Liên đoàn lao động (2%), kế toán hạch toán:
- Nợ TK 3382: Kinh phí công đoàn (2%);
- Nợ TK 3383: Bảo hiểm xã hội (25,5%);
- Nợ TK 3384: Bảo hiểm y tế (4,5%);
- Nợ TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp (2%);
- Có TK 112: Tổng số tiền bảo hiểm phải nộp (34%);
6. Tính thuế TNCN đối với đối tượng chịu thuế
Căn cứ theo luật, người lao động thuộc đối tượng chịu thuế TNCN phải nộp thuế TNCN vào Ngân sách nhà nước. Khi người lao động ủy quyền quyết toán cho doanh nghiệp, kế toán hạch toán như sau:
a. Trường hợp kế toán tiền lương trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương người lao động:
- Nợ TK 334: Tiền thuế TNCN phải nộp
- Có TK 3335: Tiền thuế TNCN phải nộp
b. Trường hợp kế toán hạch toán giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước:
- Nợ TK 3335: Số tiền nộp thuế Thu nhập cá nhân
- Có các TK 111, 112: Số tiền nộp thuế Thu nhập cá nhân.
Video hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán lương nhân viên
7. Thanh toán tiền lương cho người lao động
Kế toán hạch toán số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác.
- Nợ TK 334: Số tiền lương phải trả
- Có các TK 111, 112: Số tiền lương phải trả
8. Kế toán tiền lương hạch toán tiền thưởng trả cho nhân viên
a. Xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, kế toán hạch toán:
- Nợ TK 353: Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên
- Có TK 334: Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên.
b. Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, kế toán hạch toán:
- Nợ TK 334: Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên
- Có các TK 111, 112,… : Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên.
Trên đây là những thông tin cần thiết về kế toán tiền lương. Nếu cần tư vấn thêm thông tin pháp lý về vấn đề này hay cần tư vấn mua phần mềm kế toán, bạn vui lòng gọi 0981 772 388 – 0919 510 089 để được hỗ trợ.
EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 57 57 54
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EASYBOOKS
Group trao đổi:Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks- SOFTDREAMS