Hướng dẫn tính thuế doanh nghiệp theo quy định mới nhất
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có đối tượng chịu thuế là các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức tại Việt Nam và có thu nhập chịu thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thu nhập khác tại Điều 3, Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên, nhiều kế toán vẫn còn chưa biết rõ cách tính loại thuế này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất nhé.
1. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp tạm tính và nộp thuế TNDN thì không cần phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý. Theo đó, doanh nghiệp chỉ tính ra số tiền tạm tính và nộp theo số đó rồi thực hiện lập tờ khai quyết toán thuế TNDN vào cuối năm.
Căn cứ vào Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC có sửa đổi và bổ sung thêm Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, thuế TNDN được tính theo công thức sau:
- Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
- Thu nhập doanh nghiệp = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Trong đó, từ 1/1/2014, thuế suất thuế TNDN được tính như sau:
– Đối với các doanh nghiệp thành lập theo quy định luật pháp Việt Nam (không phân biệt mức doanh thu) thì được áp dụng mức thuế suất 20%;
– Các doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm thì áp dụng mức thuế suất là 50%;
– Doanh nghiệp khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm có 70% diện tích nằm ở địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thì áp dụng mức thuế suất là 40%;
Xem thêm: 02 hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà kế toán cần biết
2. Cách tính cụ thể thuế suất thuế TNDN
Các bước tính thuế suất thuế TNDN được tính cụ thể như sau:
a) Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế trong quý
Tại bước này, kế toán phải tập hợp được toàn bộ các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ từ sổ sách kế toán. Các tài khoản lấy số liệu bao gồm:
- Các tài khoản doanh thu (đầu 5 & 7)
* Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511
Có TK 911
* Kết chuyển doanh thu tài chính:
Nợ TK 515
Có TK 911
* Kết chuyển các khoản thu nhập khác:
Nợ TK 711
Có TK 911
- Các khoản chi phí (đầu 6 &8)
* Kết chuyển chi phí giá vốn hàng bán:
Nợ TK911
Có TK 632
* Kết chuyển chi phí tài chính:
Nợ TK 911
Có TK 642
Có TK 641
Có TK 811
Lưu ý: Trong quá trình tính thuế TNDN, kế toán cần chú ý loại bỏ các khoản chi phí không được trừ (chi phí không được tính là chi phí hợp lý).
– Sau khi tổng hợp xong các thông tin thì thu nhập chịu thuế được tính với công thức là:
Thu nhập chịu thuế = (TK đầu 5 + TK đầu 7) – (TK đầu 6 + TK đầu 8)
+ Nếu thu nhập chịu thuế < 0 thì doanh nghiệp trong kỳ bị lỗ => không phải nộp thuế trong quý này;
+ Nếu thu nhập chịu thuế > 0 thì doanh nghiệp trong kỳ có lãi => phải nộp thuế trong quý và tiếp tuc thực hiện bước 2;
b) Xác định thu nhập tính thuế trong quý
Ở bước này, doanh nghiệp bắt đầu bằng việc tổng hợp các khoản thu nhập được miễn thuế đã phát sinh trong kỳ và các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định, cụ thể:
– Bút toán chuyển lỗ:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
– Sau đó kế toán xác định thu nhập tính thuế bằng công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
+ Nếu thu nhập tính thuế < 0 thì doanh nghiệp không phải nộp thuế quý này;
+ Nếu thu nhập tính thuế > 0 thì doanh nghiệp thực hiện nộp thuế trong quý và sang bước 3;
c) Bước 3: Xác định phần trích lập quỹ KHCN (nếu có) trong quý
Phần quỹ KHCN thường hiếm có trong các doanh nghiệp và được xác định là số tiền đã trích ra từ thu nhập tính thuế trước khi doanh nghiệp tính thuế.
Căn cứ vào điều 4 của Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTC quy định nguồn hình thành quỹ KHCN với các doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước là “tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế TNDN”.
d) Bước 4: Xác định số thuế TNDN tạm tính phải nộp trong thuế
– Đối với doanh nghiệp có phần trích lập quỹ KHCN thì thuế TNDN phải nộp được tính bằng:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN ) x Thuế suất thuế TNDN
– Đối với doanh nghiệp không có phần trích lập quỹ TNDN thì thuế TNDN phải nộp được tính bằng:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
* Lưu ý: Hạn nộp tiền thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu sau quý tạm tính.
Trên đây là chi tiết cách tính thuế TNDN mà kế toán cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
➤ Quý anh/chị quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán online EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0766 074 666. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 0766 074 666
Email: easybooks.softdreams@gmail.com
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh