Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 711 Theo Thông Tư 200

alt-single 18 Tháng ba, 2024

Nguyên tắc kế toán của tài khoản 711 (thu nhập khác) là gì? Hướng dẫn hạch toán tài khoản 711 theo Thông tư 200 ra sao? Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán như thế nào? Tất cả sẽ được Phần mềm kế toán Online EasyBooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé! 

huong-dan-hach-toan-tai-khoan-711-theo-thong-tu-200

1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 711 (thu nhập khác)

1.1 Mục đích sử dụng của tài khoản 711 (thu nhập khác)

Tài khoản 711 (thu nhập khác) dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Gồm:

– Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

– Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát.

– Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.

– Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản.

– Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường phải nộp nhưng sau đó được giảm).

– Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.

– Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự).

– Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.

– Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.

– Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).

– Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.

– Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại.

– Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Doanh Nghiệp Nào Bắt Buộc Phải Kiểm Toán Nội Bộ?

1.2 Nguyên tắc xét bản chất của khoản tiền phạt của khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng

Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:

– Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác.

– Đối với bên mua:

+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán.

Ví dụ khi nhà thầu thi công chậm tiến độ, chủ đầu tư được phạt nhà thầu theo đó được quyền thu hồi lại một phần số tiền đã thanh toán cho nhà thầu thì số tiền thu hồi lại được ghi giảm giá trị tài sản xây dựng. Tuy nhiên nếu khoản tiền phạt thu được sau khi tài sản đã được thanh lý, nhượng bán thì khoản tiền phạt được ghi vào thu nhập khác.

+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh. Ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được. Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác.

>>>>>> Xem ngay: Doanh Nghiệp Không Phát Sinh Doanh Thu Có Phải Nộp Báo Cáo Tài Chính Không?

2. Hướng dẫn hạch toán tài khoản 711 theo thông tư 200

huong-dan-hach-toan-tai-khoan-711-theo-thong-tu-200

Căn cứ Điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán tài khoản 711 như sau:

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 – Thu nhập khác:

+ Bên nợ:

++ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.

++ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

+ Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

– Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 711 theo Thông tư 200:

+ Khoản thu nhập từ nhượng bán hoặc thanh lý tài sản cố định: Có TK: 711 – Số tiền thu từ thanh lý, nhượng bán (chưa bao gồm VAT);

+ Các khoản nhận được từ biếu tặng của cá nhân/tổ chức bằng hiện vật hoặc tiền: Có TK: 711;

+ Thu tiền bồi thường từ bên thứ ba cho tài sản bị tổn thất: Có TK: 711;

+ Thu được khoản nợ phải thu từ nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ: Có TK: 711;

+ Các khoản thuế xuất khẩu được hoàn, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường phải nộp nhưng sau đó được giảm hoặc được hoàn: Có TK: 711;

+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu chưa sử dụng hết số hàng khuyến mại mà không phải trả lại cho nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thì ghi nhận thu nhập khác: Có TK: 711;

+ Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, khi xóa sổ và tính vào thu nhập khác: Có TK: 711;

+ Khi hết thời gian bảo hành công trình, nếu số dự phòng phải trả về bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh hoặc không phải bảo hành thì phải hoàn nhập số dự phòng phải trả về bảo hành công trình không sử dụng hết: Có TK: 711;

+ Cuối kỳ, tính và hạch toán số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác: Nợ TK: 711;

+ Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK:711.

Lưu ý: Tài khoản 711 – “Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Quy Định Về Việc Công Khai Báo Cáo Tài Chính 2024

3. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về đăng ký sửa đổi chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán như sau:

Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán

  1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán
  2. a) Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
  3. b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
  4. c) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 – Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Như vậy, doanh nghiệp muốn đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán thì thực hiện như sau:

– Doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù: phải xin sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

– Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

– Căn cứ về hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp, doanh nghiệp vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 711 Theo Thông Tư 200. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.  

———————————

EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

____________________

Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Có Phải Nộp Thuế GTGT Quyền Sử Dụng Đất

Thuế GTGT quyền sử dụng đất là gì? Có phải nộp thuế GTGT quyền sử dụng đất? Chuyển quyền sử dụng đất có phải tính thuế GTGT không? Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. Thuế GTGT quyền sử […]

alt-single
Tài Sản Công Là Gì? Phân Loại Tài Sản Công?

Các loại tài sản công được sử dụng nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội,… góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển chung của quốc gia. Vậy tài sản công là gì? Phân loại tài sản công? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao? Trong bài viết […]

alt-single
Tài Sản Lưu Động Là Gì?

Tài sản lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tài sản lưu động là gì? Phân loại và cách tính tài sản lưu động ra sao? Hãy cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục […]

Tư vấn ngay!