Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Hộ kinh doanh có con dấu không?

alt-single 4 Tháng mười, 2022

Hiện nay, hộ kinh doanh được thừa nhận là một loại hình kinh doanh bên cạnh doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Vậy hộ kinh doanh có con dấu không? Cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

ho-kinh-doanh-co-con-dau-khong

1. Hộ kinh doanh là gì?

Pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

  • Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
  • Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

>>>>> Bài viết liên quan: Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh

2. Hộ kinh doanh có con dấu không?

ho-kinh-donh-co-con-dau-khong

2.1 Điều kiện sử dụng con dấu

Tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, có quy định cụ thể về điều kiện sử dụng con dấu như sau:

“Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu.

  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
  • Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp phải thực hiện khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu với cơ quan quản lý kinh doanh. Còn hộ kinh doanh thì sao? Hộ kinh doanh có con dấu không? Có cần thông báo mẫu con dấu không?

>>>>> Có thể bạn chưa biết: Cách Tra Cứu Nợ Thuế Hộ Kinh Doanh

2.2 Hộ kinh doanh có con dấu không?

ho-kinh-doanh

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Được thành lập hợp pháp;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình, mà hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy không thể có tư cách pháp nhân.

Như vậy có thể thấy hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, vì thế hộ kinh doanh không có con dấu riêng và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

3. Hộ kinh doanh có thể sử dụng con dấu nào?

Dấu tròn theo quy định là dấu của pháp nhân, chỉ được sử dụng cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nên hộ kinh doanh sẽ không được sử dụng dấu tròn pháp nhân.

Nếu hộ kinh doanh cá thể tự khắc và sử dụng dấu tròn trong giao dịch hay công tác nội bộ thì đều vi phạm quy định của pháp luật và có thể bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các chế tài xử phạt hành chính.

Tuy nhiên hộ kinh doanh có thể sử dụng các loại con dấu khác thể hiện thông tin địa chỉ, logo, chữ ký nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh.

Khi sử dụng mẫu con dấu này, hộ kinh doanh không cần trình báo và đăng ký sử dụng con dấu với cơ quan quản ký kinh doanh.

Việc sử dụng mẫu con dấu cho hộ kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của hộ kinh doanh trong giao dịch với đối tác, khác hàng, trong công tác nội bộ không có yêu cầu bắt buộc như dấu tròn pháp nhân đối với các loại hình doanh nghiệp.

Như vậy, hộ kinh doanh vẫn có con dấu nhằm mục đích cung cấp thông tin, thay thế phần thông tin, thay thế phần chữ ký mà không có con dấu tròn thể hiện tư cách pháp nhân như doanh nghiệp.

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hộ Kinh Doanh Có Phải Là Doanh Nghiệp Không

Trên đây EasyBooks đã giải đáp cho câu hỏi Hộ kinh doanh có con dấu không? Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 57 57 54 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

Video Hướng dẫn nghiệp vụ Lập tờ khai thuế 01/CNKD trên Phần mềm kế toán EasyBooks 

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 57 57 54

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EASYBOOKS

Group trao đổi:Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks- SOFTDREAMS

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Lịch Nộp Báo Cáo Thuế Tháng 01/2025

Tháng 01/2025, doanh nghiệp cần nộp rất nhiều loại báo thuế, lao động, bảo hiểm. Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán Easybooks sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc về “Lịch nộp báo cáo thuế tháng 01/2025”. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi! ➤ Theo quy định hiện hành thì lịch nộp […]

alt-single
6 Điểm Mới Của Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Áp Dụng Từ 01/07/2025

Vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. So với các quy định hiện hành, Luật Thuế GTGT 2024 có khá nhiều thay đổi. Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán Easybooks tìm hiểu về 6 điểm mới của luật […]

alt-single
Mẫu Sổ Cái Theo Thông Tư 200

Sổ cái là gì? Đặc điểm của sổ cái? Mẫu sổ cái theo thông tư 200 ra sao? Cách ghi mẫu sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200? Tất cả sẽ được phần mềm kế toán Easybooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. […]

Tư vấn ngay!