Hàng Hóa Thay Thế Là Gì? Những Gì Cần Biết Về Hàng Hóa Thay Thế?
Hàng hóa thay thế là một thuật ngữ rất quen thuộc trong kinh tế vĩ mô dùng để chỉ các loại hàng hóa có thể thay thế vai trò của nhau trên thị trường. Vậy ví dụ về hàng hóa thay thế trong thực tế ra sao? Hàng Hóa Thay Thế Là Gì? Những Gì Cần Biết Về Hàng Hóa Thay Thế? Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Hàng hóa thay thế là gì?
1.1 Khái niệm
Hàng hóa thay thế (tiếng anh Substitute goods) hay sản phẩm thay thế là những loại hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng thấp hoặc tốt hơn mặt hàng nó thay thế và đa số là có mức giá rẻ hơn.
Tại một số quốc gia như Ấn Độ người tiêu dùng sẵn sàng sản xuất hàng hóa giá rẻ với chất lượng thấp và trung bình được xem hàng hóa thay thế cho các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cao nhập từ nước ngoài, một phần đáp ứng được mức thu nhập của người dân, đồng thời năng cao khả năng cạnh tranh.
Vì trong thực tế, không phải bất kỳ ai cũng có khả năng chi trả để mua các sản phẩm tốt nhất, đặc biệt ở các quốc gia nghèo và đang phát triển rất nhiều người tiêu dùng chỉ quan tâm hàng hóa có cùng chức năng với giá cả phải chăng.
1.2 Đặc điểm của hàng hóa thay thế
Các đặc điểm của sản phẩm thay thế hay hàng thay thế bao gồm:
– Tính tương đương: Sản phẩm thay thế có tính chất tương tự và đáp ứng được một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của khách hàng như sản phẩm gốc. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái khi chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.
– Đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm thay thế thường được sử dụng để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Do đó, sản phẩm thay thế cần phải có độ ưu việt hơn hoặc có giá cả hợp lý hơn để thu hút khách hàng.
– Khả năng thay thế: Sản phẩm thay thế phải có khả năng thay thế cao đối với sản phẩm gốc. Nếu không, khách hàng sẽ không thể chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.
– Tính độc đáo: Sản phẩm thay thế cần có một số đặc điểm độc đáo hoặc ưu điểm để thu hút khách hàng. Điều này giúp sản phẩm thay thế nổi bật và trở thành lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng.
– Tính thời điểm: Sản phẩm thay thế cần phù hợp với thời điểm hiện tại và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, trong thời đại công nghệ số, các sản phẩm thay thế cho sách báo có thể là các ứng dụng tin tức trực tuyến hay các trang web tin tức.
– Tính sẵn có: Sản phẩm thay thế cần được sản xuất và cung cấp đầy đủ để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm thay thế không đủ sẵn có hoặc khó tiếp cận, khách hàng sẽ khó có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.
– Tính độ tin cậy: Sản phẩm thay thế cần phải được sản xuất và cung cấp với chất lượng đảm bảo và độ tin cậy cao. Khách hàng sẽ không muốn chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế nếu sản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
– Giá cả: Sản phẩm thay thế cần phải có giá cả hợp lý để thu hút khách hàng. Nếu giá cả của sản phẩm thay thế cao hơn hoặc không khác biệt so với sản phẩm gốc, khách hàng sẽ không có động lực để chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.
– Tính tiện lợi: Sản phẩm thay thế cần phải đáp ứng được các yêu cầu về tính tiện lợi và dễ sử dụng của khách hàng. Ví dụ, các sản phẩm thay thế trong lĩnh vực công nghệ cần phải dễ sử dụng, tiện lợi và có tính di động cao để thu hút khách hàng.
– Tính bảo vệ môi trường: Sản phẩm thay thế cần phải có tính bảo vệ môi trường cao hơn hoặc tương đương với sản phẩm gốc để thu hút những khách hàng quan tâm đến môi trường. Điều này giúp sản phẩm thay thế trở thành lựa chọn ưu tiên trong tâm trí của khách hàng.
1.3 Ví dụ hàng hóa thay thế
Ví dụ 1 về hàng hóa thay thế: Sữa đặc là hàng hóa thay thế cho sữa tươi bởi giá thành của nó rẻ hơn, dễ bảo quản, tiện dụng hơn tuy nhiên chất lượng sẽ không bằng.
Ví dụ 2 về hàng hóa thay thế: Các loại trà túi lọc, cà phê hòa tan mang đến sự tiện dụng cho khách hàng được xem là hàng hóa thay thế hoàn hảo cho cà phê rang xay, trà lá truyền thống.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán
2. Tác động của giá cả thị trường đến hàng hóa thay thế
Kinh tế học giải thích rằng khi giá của một loại hàng hóa tăng lên, lượng cầu của loại hàng hóa đó sẽ giảm, trong khi đó lượng cầu của hàng hóa thay thế sẽ tăng lên. Mặt hàng B được xem là hàng hóa thay thế cho A nếu người tiêu dùng có thể sử dụng B thay cho A trong việc thỏa mãn nhu cầu cho mình. Nếu giá của B tăng thì sẽ làm giảm cầu B và tăng cầu của A.
Ví dụ: Giá thịt gà và vịt sạch đều có giá 100.000đ/ kg chợ A bán mỗi ngày được 1 tấn thịt gà và 1 tấn thịt gà. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch cúm gà, giá gà sạch tăng lên 150.000đ/kg thì lúc này lượng thịt tiêu thụ trong chợ chắc chắn sẽ giảm và lượng thịt vịt chắc chắn sẽ tăng.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Hàng Khuyến Mại Theo Thông Tư 200
3. Hàng hóa thay thế hoàn hảo
Ngoài thuật ngữ ” Hàng hóa thay thế”, chúng ta có một thuật ngữ khác mang tên ” Hàng hóa thay thế hoàn hảo” là khi sản phẩm thay thế hoàn hảo dùng để chỉ một cặp hàng hóa có công dụng giống hệt nhau. Trong trường hợp đó, công dụng của sự kết hợp giữa hai hàng hóa là một hàm số tăng lên của tổng số lượng của mỗi hàng hóa. Tức là, người tiêu dùng có thể tiêu dùng càng nhiều (về tổng số lượng) thì mức độ thỏa dụng càng cao.
Sản phẩm thay thế hoàn hảo có hàm thỏa dụng là một đường thẳng và tỷ lệ thay thế biên không đổi. Nếu hàng hóa X và Y là những sản phẩm thay thế hoàn hảo, thì bất kỳ gói tiêu dùng nào khác nhau sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng có được cùng một mức thỏa dụng cho tất cả các điểm trên đường bàng quan (hàm thỏa dụng). Giả sử gói tiêu dùng được đại diện bởi (X, Y), khi đó, người tiêu dùng sản phẩm thay thế hoàn hảo sẽ nhận được cùng một mức độ tiện ích từ (20,10) hoặc (30,0).
Người tiêu dùng sản phẩm thay thế hoàn hảo chỉ dựa đưa ra quyết định hợp lý của họ dựa trên giá cả. Rõ ràng là người tiêu dùng sẽ chọn gói rẻ nhất để tối đa hóa lợi nhuận của họ. Nếu giá cả của hàng hóa khác nhau, thì sẽ không có nhu cầu đối với hàng hóa đắt tiền hơn. Người sản xuất và người bán hàng hóa thay thế hoàn hảo cạnh tranh trực tiếp với nhau, tức là họ được coi là cạnh tranh trực tiếp về giá cả.
Một ví dụ về các sản phẩm thay thế hoàn hảo là bơ từ hai nhà sản xuất khác nhau; nhà sản xuất có thể khác nhau nhưng mục đích và cách sử dụng đều giống nhau.
Các sản phẩm thay thế hoàn hảo có hệ số co giãn của cầu cao. Ví dụ: nếu Country Crock và Imperial margarine có cùng một mức giá niêm yết cho cùng một lượng phết của bơ, nhưng một thương hiệu tăng giá, thì doanh số của nó sẽ giảm một lượng nhất định. Đáp lại, doanh số của thương hiệu khác sẽ tăng tương tự.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Kế Toán Mua Hàng Và Những Vấn Đề Liên Quan
>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Hàng Hóa Thay Thế Là Gì? Những Gì Cần Biết Về Hàng Hóa Thay Thế?“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
_______________________
Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.