Tips hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200 và 300 chính xác nhất
Một bộ phận không nhỏ kế toán doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn trong việc hạch toán chiết khấu thương mại, chính vì vậy bài viết này EasyBooks sẽ chia sẻ đến kế toán cách hạch toán chiết khấu đơn giản mà chính xác nhất.
Chiết khấu thương mại là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả khi thực hiện bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giảm giá niêm yết đối với khách hàng vip thực hiện mua hàng với giá trị hoặc khối lượng lớn.
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm giá cho khách hàng của mình trước trong hợp đồng. Khoản chiết khấu thanh toán này trên hóa đơn doanh nghiệp sẽ không ghi giảm.
Hướng dẫn cách hạch toán chiết khẩu thương mại theo Thông tư 200
Trước khi đi vào cách hạch toán chiết khấu thương mại, kế toán cần nắm được nguyên tắc chiết khấu thương mại dưới đây:
– Bạn sẽ không sử dụng tài khoản 5211 khi trên hóa đơn bán hàng hay GTGT đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng là khoản tiền giảm trừ vào số tiền khách phải thanh toán và doanh thu bán hàng thể hiện phải là doanh thu thuần.
– Cần theo dõi từng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp bạn đã chi trả nhưng chưa phản ánh, khi đó bên bán sẽ ghi doanh thu gộp.
Bây giờ, hãy cũng EasyBooks tìm hiểu cách chiết khấu thương mại theo 3 trường hợp như sau:
1/ Giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu khi mua 1 lần được chiết khấu thương mại ngay
Chẳng hạn: Công ty Softdreams ký hợp đồng bán phần mềm kế toán cho Công ty Cổ phần A
– Số lượng: 1 phần mềm
– Đơn giá chưa thuế VAT: 2 triệu đồng
– Thuế GTGT 10%: 200.000 đồng
– Chiết khấu thương mại được hưởng: 10% gồm thuế GTGT
Khi đó, Softdreams lập hóa đơn với nội dung sau:
– Đơn giá (đã giảm): 1.800.000
– Số lượng: 1
– Thành tiền: 1.800.000
– Thuế 10%: 200.000
– Tổng thanh toán: 2.000.000
Lúc này, Công ty Softdreams và Công ty Công nghệ B sẽ thực hiện hạch toán
– Công ty Softdreams: Nợ TK 111, 112, 131: 2.000.000 (tổng phải thu); Có TK 511: 1.800.000 (DT đã giảm); Có TK 3331: 200.000 (thuế phải nộp)
– Công ty công nghệ B: Nợ TK 156 (tổng phải thu); Có TK 511: 1.800.000 (giá đã mua giảm); Có TK 1331: 200.000 (thuế GTGT đã được khấu trừ); Có TK Nợ TK 111, 112, 331: 2.000.000 (tổng thanh toán)
Ở đây không thấy xuất hiện tài khoản 521 bởi giá trên hóa đơn đã giảm và không thể hiện khoản chiết khấu thương mại.
2/ Số tiền chiết khấu được thể hiện ở lần mua cuối cùng khi mua nhiều lần mới được chiết khấu thương mại
Chẳng hạn: Công ty Softdreams ký hợp đồng để bán phần mềm kế toán với Công ty cổ phần B với thỏa thuận mua từ 5 phần mềm trở lên sẽ được chiết khấu thương mại 10% trên giá đã bao gồm GTGT.
– Đơn giá: 2.000.000/phần mềm
– Thuế GTGT: 200.000/phần mềm
– Lần 1: Mua 1 bộ – nguyên giá vì chưa đủ điều kiện chiết khấu
– Lần 2: Mua 2 bộ – nguyên giá vì chưa đủ điều kiện chiết khấu
– Lần 3: Mua 2 bộ – đủ điều kiện chiết khấu thương mại và được chiết khấu vào lần mua cuối cùng
Khi đó, hóa đơn thứ 3 Công ty Softdreams thực hiện xuất như sau:
Tên hàng hóa | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
Phần mềm Kế toán EasyBooks | 2 | 2.000.000 | 4.000.000 |
Chiết khấu thương mại theo hợp đồng | 1.000.000 | ||
Cộng tiền hàng | 3.000.000 | ||
Tiền thuế | 300.000 | ||
Tổng thanh toán | 3.300.000 |
Lúc này, cả 2 công ty sẽ tiến hành hạch toán như sau:
– Công ty Softdreams: Nợ TK 131: 3.300.000, Có TK 511: 3.000.000, Có TK 3331: 300.000
– Công ty công nghệ A: Nợ TK 156: 3.000.000, Nợ TK 1331: 300.000, Có TK 331: 3.300.000
Doanh thu bán hàng là doanh thu thuần và không dùng tài khoản 5211 để hạch toán bởi khoản chiết khấu thương mại đã được giảm trừ vào số tiền người mua thanh toán.
3/ Đối với trường hợp số tiền chiết khấu thương mại được hưởng của người mua lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối. Tại đây, phần chiết khấu thương mại này cần phải lập riêng tờ hóa đơn.
Chẳng hạn: Công ty Softdreams ký hợp đồng để bán phần mềm kế toán với Công ty cổ phần B với thỏa thuận mua từ 5 phần mềm trở lên sẽ được chiết khấu thương mại 10% trên giá đã bao gồm GTGT.
– Đơn giá: 2.000.000/phần mềm
– Thuế GTGT: 200.000/phần mềm
– Lần 1: Mua 2 bộ – nguyên giá vì chưa đủ điều kiện chiết khấu
– Lần 2: Mua 2 bộ – nguyên giá vì chưa đủ điều kiện chiết khấu
– Lần 3: Mua 1 bộ – đủ điều kiện chiết khấu thương mại và được chiết khấu vào lần mua cuối cùng
Khi đó, hóa đơn thứ 3 Công ty Softdreams thực hiện xuất như sau:
Tên hàng hóa | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
Chiết khấu thương mại theo hợp đồng | 2.000.000 | ||
(Kèm theo bảng kê mùa hàng số…ngày…) | |||
Cộng tiền hàng | 2.000.000 | ||
Tiền thuế | 200.000 | ||
Tổng thanh toán | 2.200.000 |
Lúc này, cả 2 công ty sẽ tiến hành hạch toán như sau:
– Công ty Softdreams: Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi Nợ TK 521: 2.000.000, Có TK 3331: 200.000, Có TK 131: 2.200.000
– Công ty công nghệ A: Nợ TK 331: 2.200.000, Nợ TK 152/632: 2.000.000, Có TK 331: 200.000
Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 133
Thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 133 tương tự như Thông tư 200. Theo đó, khi hạch toán bạn chỉ việc đổi Nợ 5211 thành Nợ 521 là thành công.
Hy vọng hướng dẫn trên của chúng tôi, bạn đã phần nào hiểu hơn về hạch toán chiết khấu thương mại. EasyBooks chúc các bạn thành công!
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ: PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội