Giải thể hộ kinh doanh
Đối với một số hộ kinh doanh, đã đến lúc họ phải kết thúc hoạt động kinh doanh và cần phải giải thể hộ kinh doanh. Đó là khoảng thời gian căng thẳng, đầy khó khăn và là một quá trình gồm nhiều bước. Để giúp hộ kinh doanh có thể thực hiện quá trình giải thể một cách nhanh chóng, bài viết hôm nay Phần mềm kế toán EasyBooks sẽ hướng dẫn thủ tục giải thể hộ kinh doanh chi tiết nhất.
Mục lục
1. Hộ kinh doanh là gì?
Pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ
Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không thực hiện các quyền mà doanh nghiệp có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Giải thể là không còn tồn tại, làm cho chủ thể không còn đủ điều kiện để hoạt động, giải thể đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động, giải tán.
>>>>> Có thể bạn chưa biết: Cách Tra Cứu Nợ Thuế Hộ Kinh Doanh
2. Các vấn đề và điều kiện giải thể hộ kinh doanh
- Chủ hộ kinh doanh không muốn hoạt động hộ kinh doanh nữa nên quyết định giải thể.
- Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 lao động không được phép kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà phải chọn hình thức kinh doanh khác.
- Khi hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả phát triển với quy mô lớn, đối tượng khách hàng có thể là các công ty cần xuất hóa đơn VAT. Trường hợp này thường giải thể hộ kinh doanh và thành lập công ty để hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
3. Thủ tục giải thể hộ kinh doanh
Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký và thực thực hiện thủ tục giải thể theo quy trình sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ khóa mã số thuế của hoạt động hộ kinh doanh ở cơ quan thuế quản lý.
- Bước 2: Hoàn thành các nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh để nhận kết quả xác nhận của cơ quan thuế.
- Bước 3: Hoàn trả Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
3.1 Hồ sơ khóa mã số thuế hộ kinh doanh
Để khóa mã số thuế hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan thuế quản lý. Hồ sơ gồm :
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế ( bản gốc)
3.2 Hoàn thành nghĩa vụ thuế
Sau khi nộp hồ sơ khóa mã số thuế, cơ quan thuế sẽ chuyển tình trạng mã số thuế sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên hệ thông ứng dụng đăng ký thuế đối với hoạt động kinh doanh
Đồng thời cơ quan thuế sẽ kiểm tra chủ hộ kinh doanh đã hoàn thành các nghĩa vụ chưa mới có công văn xác nhận để thực hiện tiếp thủ tục trả giấy phép
Hộ kinh doanh chỉ cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế sau:
- Đã nộp đủ các khoản thuế phát sinh trong thời gian hoạt động tính đến thời điểm giải thể hộ kinhd oanh như thuế môn bài, thuế khoán
- Nếu có sử dụng hóa đơn phải làm thông báo hủy hóa đơn
Lưu ý: Mã số thuế bị khóa ở đây là mã số thuế cá nhân của chủ hộ kinh doanh. Tuy nhiên mã số thuế này chỉ khóa trong hoạt động hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ thuế cá nhân của mình
>>>>> Bài viết liên quan: Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh
3.3 Hoàn trả Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Sau khi đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế bên cơ quan thuế và nhận được văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, hộ kinh sẽ thực hiện thủ tục trả giấy phép kinh doanh ở Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
Hồ sơ cần nộp gồm :
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (phụ lục III-25 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp).
- Giấy phép hộ kinh doanh ( bản gốc).
- Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Sau khi nhận được hồ sơ trong thời gian 3 ngày làm việc Ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ trả văn bản xác nhận hộ kinh doanh đã trả giấy phép kinh doanh.
3.4 Mức phạt đối với hành vi ngừng kinh doanh hộ cá thể nhưng không làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh:
Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2014 và theo điều 44 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hộ Kinh Doanh Có Phải Là Doanh Nghiệp Không
Trên đây EasyBooks đã giúp các bạn tìm hiểu thủ tục giải thể hộ kinh doanh. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 57 57 54 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
Video Hướng dẫn nghiệp vụ Lập tờ khai thuế 01/CNKD trên Phần mềm kế toán EasyBooks
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 57 57 54
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EASYBOOKS
Group trao đổi:Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks- SOFTDREAMS