Gia Hạn Thời hạn Nộp Thuế GTGT Năm 2025
Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2025 là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh vượt qua khó khăn kinh tế. Dựa trên Nghị định số 82/2025/NĐ-CP ban hành ngày 2/4/2025, bài viết này phần mềm kế toán EasyBooks sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chính sách gia hạn nộp thuế GTGT năm 2025, đối tượng áp dụng, lợi ích, trường hợp được gia hạn, thời gian nộp thuế và thủ tục thực hiện.
Mục lục
1. Tổng quan về chính sách gia hạn nộp thuế GTGT năm 2025
Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.
Trong đó, khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP quy định về thời gian gia hạn đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu) như sau:
Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp (bao gồm cả số thuế phân bổ cho các địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, số thuế nộp theo từng lần phát sinh) của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2025 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý I năm 2025, quý II năm 2025 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 3 Nghị định này.
Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 2, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025, thời gian gia hạn là 5 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2025 và quý II năm 2025. Thời gian gia hạn được tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã kê khai.
Tìm hiểu ngay: Công văn 393/CT-CS của Cục Thuế về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT năm 2025
Điều 3 Nghị định số 82/2025/NĐ-CP quy định cụ thể đối tượng được gia hạn gồm:
1- Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế.
Xây dựng; thoát nước và xử lý nước thải.
Hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc.
Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng).
Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị.
2- Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:
Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản.
Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.
Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim.
Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.
Danh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Phân ngành kinh tế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg gồm 5 cấp và việc xác định ngành kinh tế được áp dụng theo nguyên tắc: Trường hợp tên ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên thuộc ngành cấp 1 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 1; trường hợp thuộc ngành cấp 2 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 2; trường hợp thuộc ngành cấp 3 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 3; trường hợp thuộc ngành cấp 4 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 5 của ngành cấp 4.
3- Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
4- Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 nêu trên là ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát sinh doanh thu trong năm 2024 hoặc 2025.
Đăng ký dùng thử phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks ngay hôm nay để trải nghiệm giải pháp kế toán thông minh, hỗ trợ khai thuế chính xác và tiết kiệm thời gian
3. Lợi ích của chính sách gia hạn thuế GTGT năm 2025
hính sách gia hạn nộp thuế GTGT mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, bao gồm:
- Duy trì nguồn lực tài chính: Doanh nghiệp có thêm thời gian để xoay vòng vốn, đầu tư vào sản xuất, mở rộng kinh doanh mà không phải chịu áp lực nộp thuế ngay lập tức.
- Giảm chi phí tài chính: Trong thời gian gia hạn, không tính tiền chậm nộp thuế, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
- Thúc đẩy sản xuất kinh doanh: Nguồn vốn được giữ lại giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh và kích cầu thị trường.
- Hỗ trợ phục hồi kinh tế: Chính sách góp phần duy trì công ăn việc làm, tăng lợi nhuận và tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong dài hạn.
4. Gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT theo Luật trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc gia hạn nộp thuế GTGT như sau:
Gia hạn nộp thuế
Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
a) Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.
Như vậy, việc gia hạn nộp thuế GTGT có thể được áp dụng trong các trường hợp sau:
– Thiệt hại vật chất do bất khả kháng: Người nộp thuế gặp phải thiệt hại vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019.
– Ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh: Người nộp thuế phải ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để di dời cơ sở, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
Tìm hiểu thêm: Dự Kiến Mở Rộng Đối Tượng Giảm Thuế GTGT 2% Từ 01/7/2025 Đến 31/12/2026
6. Thời gian nộp thuế GTGT năm 2025
Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP thì thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau:
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 02/2025 chậm nhất là ngày 20/9/2025.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3/2025 chậm nhất là ngày 20/10/2025.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 4/2025 chậm nhất là ngày 20/10/2025.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 5/2025 chậm nhất là ngày 20/11/2025.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 6/2025 chậm nhất là ngày 20/12/2025.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý I năm 2025 chậm nhất là ngày 31/10/2025.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý II năm 2025 chậm nhất là ngày 31/12/2025.
7. Thủ tục xin gia hạn thuế GTGT năm 2025
Thủ tục gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng năm 2025 được quy định tại Điều 5 Nghị định 82/2025/NĐ-CP như sau:
– Người nộp thuế trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (sau đây gọi là Giấy đề nghị gia hạn) lần đầu hoặc thay thế khi phát hiện có sai sót (bằng phương thức điện tử; gửi bản giấy trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính) theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 82/2025/NĐ-CP cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ số thuế, tiền thuê đất phát sinh trong các kỳ tính thuế được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) theo quy định pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp Giấy đề nghị gia hạn không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng (hoặc theo quý) thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/5/2025, cơ quan thuế vẫn thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của các kỳ phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp Giấy đề nghị gia hạn.
Trường hợp người nộp thuế có các khoản được gia hạn thuộc nhiều địa bàn cơ quan thuế quản lý khác nhau thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm truyền thông tin gửi Giấy đề nghị gia hạn cho cơ quan thuế quản lý có liên quan.
– Người nộp thuế tự xác định và chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn đảm bảo đúng đối tượng được gia hạn theo Nghị định 82/2025/NĐ-CP. Nếu người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn cho cơ quan thuế sau ngày 30/5/2025 thì không được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định 82/2025/NĐ-CP.
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số phải nộp tăng thêm do khai bổ sung. Nếu người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn sau khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì không được gia hạn số phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
– Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trường hợp trong thời gian gia hạn, cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng gia hạn thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế về việc không gia hạn và người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế, tiền thuê đất và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi hết thời gian gia hạn, qua thanh tra, kiểm tra cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định 82/2025/NĐ-CP thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
– Không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn trong khoảng thời gian được gia hạn thời hạn nộp (bao gồm cả trường hợp người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn cho cơ quan thuế sau khi đã nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 82/2025/NĐ-CP và trường hợp cơ quan có thẩm quyền qua kiểm tra, thanh tra xác định người nộp thuế được gia hạn có số phải nộp tăng thêm của các kỳ tính thuế được gia hạn). Trường hợp cơ quan thuế đã tính tiền chậm nộp (nếu có) đối với các hồ sơ thuế thuộc trường hợp được gia hạn theo quy định tại Nghị định 82/2025/NĐ-CP thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh, không tính tiền chậm nộp.
– Chủ đầu tư các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các khoản thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng khi làm thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước phải gửi kèm thông báo cơ quan thuế đã tiếp nhận Giấy đề nghị gia hạn hoặc Giấy đề nghị gia hạn có xác nhận đã gửi cơ quan thuế của nhà thầu thực hiện công trình. Kho bạc Nhà nước căn cứ trên hồ sơ do chủ đầu tư gửi để chưa thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong thời gian gia hạn. Khi hết thời gian gia hạn, nhà thầu phải nộp đủ số thuế được gia hạn theo quy định.
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Gia Hạn Thời hạn Nộp Thuế GTGT Năm 2025“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Đăng ký ngay form dưới đây để nhận bảng giá phần mềm kế toán EasyBooks với ưu đãi tốt nhất! Nhanh tay để không bỏ lỡ!
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0869 425 631. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 0869 425 631
Email: easybooks.softdreams@gmail.com
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh