Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Công Việc Của Kế Toán Trưởng

alt-single 6 Tháng năm, 2023

Kế toán trưởng là một trong những vị trí cao nhất và có vai trò rất lớn trong bộ phận kế toán của mỗi doanh nghiệp. Công việc kế toán trưởng đòi hỏi nghiệp vụ cao để quản lý bộ phận kế toán. Chức Năng, Nhiệm Vụ, Công Việc Của Kế Toán Trưởng là gì? Hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé!

chuc-nang-nhiem-vu-cong-viec-cua-ke-toan-truong

1. Kế toán trưởng là gì? 

Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người đứng đầu trong bộ phận kế toán, giám sát công việc của các kế toán và làm việc dưới quyền quản lý của Giám đốc tài chính (CFO) trong các doanh nghiệp hay tổ chức. Vai trò của kế toán trưởng là quản lý các chính sách và đảm nhiệm phụ trách, chỉ đạo thực hiện các chiến lược tài chính của công ty.

Đồng thời, định hướng và tham mưu các ban lãnh đạo trong việc phát triển các vấn đề tài chính, giúp cấp trên nắm rõ tình hình kinh tế của công ty và đưa ra các kế hoạch phát triển doanh nghiệp.

>>>>>>> Xem thêm: Nhiệm cụ của kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp

2. Quy định của Pháp luật về kế toán trưởng

2.1 Những quy định chung cho cơ quan, tổ chức

Khoản 1 và 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP ban hành bởi Chính phủ quy định:

  1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
  1. Phụ trách kế toán:

a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Điều 49 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 quy định:

  1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán.
  1. Việc tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán, kế toán trưởng thực hiện theo quy định của Chính phủ.

>>>>>>>> Tham khảo: Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

2.2 Quy định về thời hạn bổ nhiệm và thay đổi kế toán trưởng

Khoản 3 và 4 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP ban hành bởi Chính phủ quy định:

3. Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.

4. Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Xử lý nợ thuế hộ kinh doanh quá hạn

3. Chức năng của kế toán trưởng

chuc-nang-nhiem-vu-cong-viec-cua-ke-toan-truong

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, phòng ban, chức năng của kế toán trưởng sẽ có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, kế toán trưởng sẽ thực hiện những công việc như sau:

  • Quản lý, giám sát nguồn tài chính của doanh nghiệp.
  • Quản lý nhân viên kế toán.
  • Phân tích, dự báo nguồn tài chính trong tương lai.
  • Tổ chức công việc dựa trên quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
  • Lên kế hoạch, chính sách lương cho cá nhân, bộ phận, phòng ban.
  • Kiểm tra, thống kê nguồn tài sản của công ty.
  • Kiểm tra tài liệu, sổ sách, báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm.
  • Đưa ra ý kiến phòng ngừa rủi ro tài chính trong từng giai đoạn.
  • Đảm bảo các hoạt động tài chính được thực hiện theo đúng Pháp luật.
  • Kiểm tra thu, chi, các hoạt động mua, bán vật tư của doanh nghiệp.

4. Nhiệm vụ của kế toán trưởng

4.1 Quản lý các hoạt động của bộ phận kế toán

Với kế toán viên, công việc của kế toán trưởng là gì? Nhiều người cho rằng, hoạt động của bộ phận kế toán không nhất thiết phải cần đến kế toán trưởng. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Cụ thể, người kế toán trưởng sẽ trực tiếp quản lý sổ sách và phê duyệt các khoản thu chi. Để làm được điều này, họ cần có chuyên môn vững, kỹ năng nhìn người và đánh giá thị trường để kiểm soát chi tiết nhất.

Ngoài việc quản lý quyết toán thì công việc của kế toán trưởng là gì? Câu trả lời là phê duyệt các khoản tài chính đã thu, chi. Bởi kế toán trưởng là người nắm rõ nguồn tài chính và đề ra phương án tối ưu nhất. Thế nên, một báo cáo tài chính hay đơn đề nghị thu, chi có được phê duyệt hay không phải thông qua kế toán trưởng.

chuc-nang-nhiem-vu-cong-viec-cua-ke-toan-truong

4.2 Lập báo cáo tài chính

Tưởng chừng như đây là công việc của người kế toán viên nhưng người lập một bản báo cáo hoàn chỉnh và trình đến các lãnh đạo lại là kế toán trưởng. Hơn ai hết, kế toán trưởng là người quản lý toàn bộ các hoạt động tài chính. Vì thế, một bản báo cáo chi tiết hàng tháng, năm không thể nào thiếu sự kiểm tra từ người kế toán trưởng.

4.3 Tham gia phân tích, dự báo kinh doanh

Như đã đề cập, kế toán trưởng là người có cái nhìn tổng quan về bức tranh tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Thế nên, khi trả lời câu hỏi: “Kế toán trưởng là gì?”, chắc chắn không thể nào thiếu công việc phân tích, đánh giá kế hoạch kinh doanh.

Đừng nghĩ rằng chỉ những cá nhân có nền tảng kiến thức về quản trị mới có đủ khả năng lên kế hoạch kinh doanh. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu chỉ tìm hiểu, phân tích thị trường nhưng không nắm rõ nguồn tài chính của công ty thì rất khó thúc đẩy dự án thành công.

>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

5. Công việc của kế toán trưởng

Kế toán trưởng là vị trí quản lý cấp cao, do đó chịu trách nhiệm cho những công việc quan trọng. Nhìn chung, các công việc của kế toán trưởng là theo dõi và điều hành các kế toán viên. Sau đây là một vài công việc chung của vị trí kế toán trưởng giúp bạn hiểu rõ hơn kế trưởng là gì. 

5.1 Điều hành và quản lý phòng kế toán

Kế toán trưởng sẽ điều hành và quản lý các nhân viên trong phòng kế toán, đảm bảo nhân viên sẽ tham gia đầy đủ các chương trình huấn luyện kế toán và hoàn thành các công việc được giao. Kế toán trưởng cũng chịu trách nhiệm việc đào tạo các quy trình làm việc liên quan đến kế toán trong công ty  cho các kế toán viên mới.

Kế toán trưởng đảm bảo các tiến độ và năng suất làm việc của mọi người ổn định. Phân tích và báo cáo cho Ban lãnh đạo những vấn đề tài chính phát sinh và đề xuất các biện pháp kịp thời để xử lý vấn đề một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và các chi phí cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng cũng là người trực tiếp giao dịch với ngân hàng.

>>>>>> Xem ngay: Phạt chậm đăng ký thuế hộ kinh doanh

5.2 Giám sát và đảm bảo tính hợp pháp của sổ sách kế toán

Kế toán trưởng sẽ là người đại diện pháp lý đối với các vấn đề liên quan tới bộ phận kế toán. Do đó, kế toán trưởng cần kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của các dữ liệu được lưu trữ qua các báo cáo, chứng từ, hoá đơn, bảng chuyển lưu tiền tệ hay công nợ với ngân hàng, để dễ dàng cung cấp khi cần xác minh.

5.3 Giám sát và đánh giá quy trình quyết toán

chuc-nang-nhiem-vu-cong-viec-cua-ke-toan-truong

Giám sát các khoản quyết toán thu chi, dòng tiền vào cuối năm hay tổ chức kiểm kê tài sản đều do kế toán trưởng thực hiện, giúp kế toán trưởng dễ dàng nắm bắt tình hình tài chính doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, ở bất kỳ thời điểm nào, ban lãnh đạo luôn có yêu cầu các quyết toán đột xuất, vì thế kế toán trưởng luôn cần sẵn sàng.  Kết quả quyết toán cũng sẽ được trình bày bởi kế toán trưởng.

5.4 Phối hợp phân tích và dự đoán nguồn lực tài chính cho công ty

Kế toán trưởng là người nắm rõ các hoạt động tài chính công ty nên sẽ đưa ra các phân tích và dự đoán có tính chính xác cao. Các phân tích và dự báo nguồn tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch để duy trì ngân sách và nhanh chóng xử lý các vấn đề, rủi ro liên quan đến tài chính, vạch ra các chiến lược và chính sách mới phát triển doanh nghiệp.

5.5 Tham gia lập báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính dùng để tóm gọn những kết quả tài chính kinh doanh của doanh nghiệp theo quý và theo năm. Kế toán trưởng sẽ trực tiếp tham gia lập các báo cáo tài chính hoặc theo dõi và hướng dẫn các kế toán viên lập báo cáo, theo các khoảng thời gian quy định để trình bày các bảng báo cáo đúng thời hạn cho cấp trên.

>>>>>>> Bài viết có liên quan: Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu Chức Năng, Nhiệm Vụ, Công Việc Của Kế Toán Trưởng. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88 

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Lịch Nộp Báo Cáo Thuế Tháng 01/2025

Tháng 01/2025, doanh nghiệp cần nộp rất nhiều loại báo thuế, lao động, bảo hiểm. Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán Easybooks sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc về “Lịch nộp báo cáo thuế tháng 01/2025”. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi! ➤ Theo quy định hiện hành thì lịch nộp […]

alt-single
6 Điểm Mới Của Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Áp Dụng Từ 01/07/2025

Vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. So với các quy định hiện hành, Luật Thuế GTGT 2024 có khá nhiều thay đổi. Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán Easybooks tìm hiểu về 6 điểm mới của luật […]

alt-single
Mẫu Sổ Cái Theo Thông Tư 200

Sổ cái là gì? Đặc điểm của sổ cái? Mẫu sổ cái theo thông tư 200 ra sao? Cách ghi mẫu sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200? Tất cả sẽ được phần mềm kế toán Easybooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. […]

Tư vấn ngay!