Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Chuẩn mực kế toán số 1 và những điều cần biết!

alt-single 20 Tháng mười một, 2020

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được Bộ tài chính ban hành cụ thể qua các Quyết định và Thông tư cụ thể. Đến nay, hệ thống đã bao gồm 26 chuẩn mực và trong bài viết này hãy cùng EasyBooks tìm hiểu rõ về chuẩn mực kế toán số 1 – chuẩn mực chung được Bộ tài chính ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC.

Quy định chung của chuẩn mực kế toán số 1

Chuẩn mực kế toán số 1 được ban hành để quy định, hướng dẫn những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản, ghi nhận các yếu tố của BCTC doanh nghiệp để có cơ sở xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực/chế độ kế toán, giúp doanh nghiệp dễ dàng ghi chép kế toán và thực hiện lập báo cáo tài chính hợp lý.

Đồng thời, giúp dễ hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập nhằm phù hợp với những chuẩn mực kế toán.

Kế toán cần nắm rõ về quy định chuẩn mực số 1

Nội dung chuẩn mực kế toán số 1 cần biết

Đừng bỏ qua những nội dung quan trọng về chuẩn mực số 1 bởi nó quyết định quan trọng đến những nghiệp vụ cơ bản của kế toán.

Thứ nhất, về cơ sở dồn tích

– Kế toán cần ghi vào sổ kế toán thời điểm phát sinh mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến nợ cần trả, tài sản, vốn, doanh thu, chi phí…

– BCTC cần được lập trên cơ sở là giả định với tư cách là hoạt động liên tục và tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong thực tế thì khi lập BCTC doanh nghiệp cần lập trên một cơ sở khác và cần giải thích cơ sở đã sử dụng để thực hiện lập BCTC.

– Đồng thời, tài sản cần được ghi nhận trên giá gốc, giá này được tính theo số tiền hoặc là khoản tiền tương đương đã trả, cần trả hoặc là tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

– Thực hiện ghi nhận doanh thu và ghi nhận chi phí cần phù hợp với nhau

– Lập các bước tính toán kế toán cần xem xét, cân nhắc và phán đoán chính xác cả trong điều kiện không chắc chắn.

– Đối với những thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác những thông tin đó gây ra tình trạng sai lệch nhiều cho BCTC và làm ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC.

Thứ hai, về mặt trung thực

Những số liệu và thông tin kế toán cần được ghi chép và thực hiện báo cáo với đầy đủ bằng chứng thực tế, khách quan về bản chất giá trị và nội dung của nghiệp vụ kế toán phát sinh, đúng thực tế, không bị bóp méo sự thật.

Thứ ba, về mặt đầy đủ

Những nghiệp vụ về kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến các kỳ kế toán cần thực hiện ghi chép một cách đầy đủ và không thiếu sót.

Thứ tư, kịp thời

Thực hiện kịp thời, đúng hạn khi ghi chép và báo cáo những thông tin và số liệu kế toán.

Thứ năm, dễ hiểu và có thể so sánh

– Tuân thủ tuyệt đối nguên tắc rõ ràng và dễ dàng cho người sử dụng về thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC.

– Thực hiện trình bày nhất quán những thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ để có thể so sánh.

Những nội dung quan trọng trong BCTC

Những yếu tố quan trọng của BCTC      

Khi thực hiện BCTC, doanh nghiệp cần đảm bảo những yếu tố quan trọng này nhằm tuân tủ chính xác một BCTC hợp lệ.

Thứ nhất, tình hình tài chính

– Tài sản, nợ cần trả, vốn chủ sở hữu là những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến BCTC.

– Kế toán cần chú ý về hình thức sở hữu và nội dung kinh tế khi xác định những khoản mục trong BCTC

Thứ hai, tài sản

– Trong tương lai về mặt lợi ích của một tài sản chính là việc làm tăng nguồn tiền, những khoản tương đương tiền doanh nghiệp hay có thể làm giảm bớt các khoản chi phí bỏ ra.

– 04 trường hợp được thể hiện của lợi ích kinh tế trong tương lai là chúng được thể hiện đơn lẻ hay là kết hợp với những tài sản khác trong hoạt động sản xuất ra sản phẩm để cung cấp đến cho khách hàng. Trường hợp khác là chúng được bán hoặc thực hiện trao đổi để lấy những tài sản khác hoặc dùng để phân phối đến các chủ sở hữu.

-Văn phòng, nhà xưởng máy móc, hàng hóa hay vật tư chính là tài sản được biểu hiện bằng hình thái vật chất. Bản quyển sáng chế là tài sản không thể hiện bằng hình thái vật chất.

– Ngoài ra tài sản của doanh nghiệp còn có cả những tài sản khác không nằm trong quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn thu được những giá trị lợi ích kinh tế từ tài sản đó trong tương lai…

– Ngoài ra, tài sản doanh nghiệp còn được hình thành từ các hoạt động tự sản xuất, mua sắm, được biếu tặng…

Thứ ba, về nợ phải trả

Nợ phải trả chính là khoản phát sinh từ từ những giao dịch hoặc những sự kiện đã qua và được xác định là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về 1 tài sản hay tham gia 1 cam kết, phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. Bên cạnh đó, việc thanh toán các nghĩa vụ có thể thực hiện được theo nhiều cách như: trả bằng tiền mặt, tài sản, cung cấp các dịch vụ, thay thế bằng các nghĩa vụ khác….

Thứ tư, về vốn chủ sở hữu

Trong Bảng cân đối kế toán đã phản ánh vốn chủ sở hữu gồm vốn thặng dư vốn cổ phần, vốn của các nhà đầu tư, quỹ, lợi nhuận chưa phân phối…

Thứ năm, tình hình kinh doanh

Tình hình hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không được đánh giá qua lợi nhuận, và lợi nhuận sẽ được xác định qua doanh thu, chi phí và các khoản thu nhập khác…

Đồng thời, doanh thu và các thu nhập khác được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và những hoạt động khác… Còn chi phí được hiểu là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh…

Thứ sáu, về doanh thu và các thu nhập khác

Doanh thu trong hoạt động bán hàng/cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, lợi nhuận được chia hoặc cổ tức chính là doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Đối với những khoản thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động khác các hoạt động doanh thu như thanh lý, sang nhượng bán tài sản cố định hay thu tiền phạt từ khách hàng do vi phạm hợp đồng…

Thứ bảy, chi tiết về chi phí

Chi phi bao gồm các khoản chi cho sản xuất, kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường như vốn hàng bán, bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay… của các doanh nghiệp và những khoản chi phí khác như chi phí về thanh lý, sang nhượng bán tài sản cố định…

Bên cạnh đó, còn có ghi nhận các yếu tố báo cáo tài chính, ghi nhận tài sản, nợ tài sản, doanh thu và thu nhập khác và ghi nhận chi phí…

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Có Phải Nộp Thuế GTGT Quyền Sử Dụng Đất

Thuế GTGT quyền sử dụng đất là gì? Có phải nộp thuế GTGT quyền sử dụng đất? Chuyển quyền sử dụng đất có phải tính thuế GTGT không? Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. Thuế GTGT quyền sử […]

alt-single
Tài Sản Công Là Gì? Phân Loại Tài Sản Công?

Các loại tài sản công được sử dụng nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội,… góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển chung của quốc gia. Vậy tài sản công là gì? Phân loại tài sản công? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao? Trong bài viết […]

alt-single
Tài Sản Lưu Động Là Gì?

Tài sản lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tài sản lưu động là gì? Phân loại và cách tính tài sản lưu động ra sao? Hãy cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục […]

Tư vấn ngay!