ĐỪNG BỎ LỠ!
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức

Chi Cục Thuế Doanh Nghiệp Lớn Là Gì? Chức Năng Và Nhiệm Vụ

alt-single 9 Tháng 7, 2025

Chi cục Thuế Doanh nghiệp lớn là gì? cơ cấu tổ chức ra sao và đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy cùng Phần mềm kế toán doanh nghiệp EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

chi-cuc-thue-doanh-nghiep-lon-la-gi

1. Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn là gì?

Tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 919/QĐ-BTC năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Cục Thuế có quy định:

Điều 1. Vị trí và chức năng

  1. Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn là đơn vị thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế trực tiếp đối với các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp lớn có phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh liên vùng trên phạm vi cả nước (sau đây gọi là doanh nghiệp lớn) và thực hiện quản lý thu các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% theo phân công của cấp có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật về thuế, về quản lý thuế và các quy định khác có liên quan.

[…].

Theo quy định trên, Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn được hiểu là đơn vị thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế trực tiếp đối với:

  • Các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp lớn có phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh liên vùng trên phạm vi cả nước (sau đây gọi là doanh nghiệp lớn)
  • Và thực hiện quản lý thu các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% theo phân công của cấp có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật về thuế, về quản lý thuế và các quy định khác có liên quan.

Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được cấp mã cơ quan quản lý thu và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm:  b Hướng Dẫn Khai, Nộp Thuế Tạm Thời Khi Chưa Được Cấp Mã Định Danh Doanh Nghiệp

2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế Doanh nghiệp lớn được xây dựng theo mô hình chuyên môn hóa, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý thuế đối với các đối tượng doanh nghiệp đặc thù.

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 919/QĐ-BTC năm 2025 thì Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn có cơ cấu tổ chức như sau:

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn được tổ chức 05 phòng:

  1. a) Phòng Tổng hợp, nghiệp vụ và hỗ trợ người nộp thuế;
  2. b) Phòng Quản lý thuế số 1;
  3. c) Phòng Quản lý thuế số 2;
  4. d) Phòng Quản lý thuế số 3;
  5. đ) Phòng Quản lý thuế số 4.

[…]

Theo đó, Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn được tổ chức 05 phòng là Phòng Tổng hợp, nghiệp vụ và hỗ trợ người nộp thuế và 04 Phòng Quản lý thuế.

Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng thuộc Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn do Cục trưởng Cục Thuế quy định.

Biên chế công chức của Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn do Cục trưởng Cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao.

co-cau-to-chuc-cua-chi-cuc-thue-doanh-nghiep-lon

Tìm hiểu thêm: Miễn Thuế TNDN Trong 3 Năm Đầu Thành Lập

3. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế doanh nghiệp lớn

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 919/QĐ-BTC năm 2025 thì Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn có một số nhiệm vụ sau:

+ Quản lý thuế trực tiếp đối với các doanh nghiệp lớn theo phân công của Bộ Tài chính, phù hợp với quy định của pháp luật về thuế, về quản lý thuế và các quy định khác có liên quan (trừ các khoản thu người nộp thuế nộp theo thông báo của cơ quan thuế địa phương tại địa bàn nơi có đất, nước, khoáng sản thuộc đối tượng chịu thuế gồm: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền sử dụng khu vực biển; lệ phí trước bạ). Tổ chức thu các khoản thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ theo quyết định/thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại các doanh nghiệp được phân công quản lý trực tiếp.

+ Thực hiện quản lý thu các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan theo phân công, bao gồm: thu lợi nhuận còn lại, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thu từ chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu.

+ Tổ chức triển khai nhiệm vụ thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cung cấp các dịch vụ công về thuế cho người nộp thuế; đăng ký thuế, khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; gia hạn thuế, bù trừ thuế, hoàn trả tiền thuế nộp thừa; kế toán thuế, thống kê thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế, đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp lớn được phân công quản lý thuế trực tiếp.

+ Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, về quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Cục Thuế ban hành đối với các doanh nghiệp lớn được phân công quản lý thuế trực tiếp.

+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế bao gồm: dữ liệu của cơ quan thuế; thông tin, tài liệu, dữ liệu thương mại mua của các đơn vị cung cấp và thông tin trao đổi với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn được phân công quản lý thuê trực tiếp.

+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thuế trực tiếp.

+ Tổ chức thực hiện công tác lập dự toán, triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Phân tích, dự báo, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, tham mưu cho Cục trưởng Cục Thuế về công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thu đối với nguồn thu thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, chống thất thu ngân sách nhà nước.

+ Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, miễn tiền chậm nộp tiền thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

+ Thanh tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch, chuyên đề hoặc đột xuất theo phân công của cấp có thẩm quyền.

+ Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về thuế; tham gia tố tụng về thuế, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm thuế.

+ Phối hợp thực hiện công tác bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp lớn theo một số ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế đối với các doanh nghiệp lớn được phân công quản lý như: năng lượng, thị trường tài chính, xây dựng, bất động sản, hạ tầng, logistic, thương mại, dịch vụ.

+ Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

+ Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.

+ Thực hiện quản lý, sử dụng công chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính, Cục Thuế.

+ Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Đầu mối thực hiện phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhóm ngành lĩnh vực kinh tế trọng điểm: năng lượng, thị trường tài chính, xây dựng, bất động sản, hạ tầng, logistic, thương mại, dịch vụ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

chuc-nang-nhiem-vu-cua-chi-cuc-thue-doanh-nghiep-lon

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu Chi Cục Thuế Doanh Nghiệp Lớn Là Gì. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Đăng ký ngay form dưới đây để nhận bảng giá phần mềm kế toán EasyBooks với ưu đãi tốt nhất! Nhanh tay để không bỏ lỡ!

Đăng ký tư vấn miễn phí!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0869 425 631. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.  

———————————

EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

____________________

EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 0869 425 631

Email: easybooks.softdreams@gmail.com

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Mã Số Thuế Địa Điểm Kinh Doanh Là Gì?

Khi mở rộng hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lựa chọn thành lập các địa điểm kinh doanh mới để thuận tiện tiếp cận khách hàng và phát triển thị trường. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về việc địa điểm kinh doanh có cần đăng ký mã số thuế […]

alt-single
Tra Cứu Mã Số Thuế Người Phụ Thuộc

Trong quá trình quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), người phụ thuộc là yếu tố quan trọng giúp người nộp thuế giảm số thuế phải đóng. Tuy nhiên, nhiều cá nhân vẫn còn lúng túng khi thực hiện tra cứu mã số thuế người phụ thuộc. Bài viết này của phần mềm kế […]

alt-single
Phần Mềm Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh

Trong thời đại số hóa, việc quản lý tài chính đối với các hộ kinh doanh cá thể không còn là bài toán khó khi có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. Với nhu cầu tuân thủ quy định pháp luật và tối ưu hóa quy trình vận hành, phần mềm kế toán […]

alt-cate
Xem nhiều
alt-cate
Zalo Tư vấn mua hàng
Zalo Hỗ trợ sử dụng
Facebook Tư vấn mua hàng
Hotline mua hàng 0869 425 631