Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức

Cách hạch toán hóa đơn đầu vào/đầu ra kế toán nhà hàng ăn uống chính xác

alt-single 24 Tháng mười hai, 2021

Kế toán nhà hàng ăn uống là gì, công việc của một kế toán nhà hàng ăn uống ra sao và cách hạch toán hóa đơn đầu vào/đầu ra như thế nào. Bài viết này sẽ trả lời toàn bộ ba câu hỏi trên và giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về kế toán nhà hàng ăn uống.

Kế toán nhà hàng ăn uống là gì?

Kế toán nhà hàng ăn uống là kế toán thực hiện các công việc như xử lý số liệu, ghi chép, thực hiện thu thập và cung cấp các thông tin về hoạt động tài chính tại các nhà hàng ăn uống.

Công tác kế toán tại nhà hàng ăn uống, kế toán cần nắm chi tiết các dịch vụ cũng như sản phẩm của nhà hàng nhằm dễ dàng thực hiện công việc hạch toán, quyết toán…

06 công việc của một kế toán nhà hàng ăn uống

1. Thực hiện theo dõi hàng hóa xuất ra, nhập vào

Với công việc này, kế toán nhà hàng ăn uống cần thực hiện các công việc như: 

  • Phụ trách nhận những chứng từ nhập – xuất 
  • Thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp pháp của các chứng từ xuất nhập theo quy định của Công ty.
  • Bên cạnh đó, nhập các chứng từ vào phần mềm kế toán.
  • Lập kế hoạch đôn đốc những bộ phận liên quan để chuyển giao chứng từ đúng hạn 
  • Lưu trữ những chứng từ xuất/nhập 
  • Khi phát hiện các sai phạm trong quá trình xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán cần có những báo cáo kịp thời

2. Kiểm soát giá hàng hóa mua vào

  •  Cần lưu và tìm kiếm báo giá của nhà cung cấp sản phẩm cho nhà hàng.
  • Theo dõi thường xuyên về hoạt động tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
  • Thực hiện kiểm tra giá và so sánh trên thị trường định kỳ hàng tháng
  • Kiểm tra tính chính xác về giá và nhà cung cấp với hàng hóa mua ngoài

3. Chịu trách nhiệm quản lý định mức hàng tồn kho/ đặt hàng

  • Thường xuyên xem xét số lượng xuất hàng hóa mỗi ngày so với định mức tồn kho quy định của Nhà hàng.
  • Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng đã quy định.
  • Trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng, hay có những  thay đổi đột xuất thì phải báo cáo ngay với trưởng bộ phận

4. Hàng tồn kho/ xuất nhập tồn cần kiểm soát định mức

  • Đối với số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho cần kiểm soát định kỳ
  • Kết hợp với thủ kho để kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho hàng tháng để báo cáo
  • Đối với mặt hàng tươi sống cần phải có kế hoạch tồn kho và  mua hàng phù hợp

5. Cần tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu

  • Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng món
  • Tính định mức tiêu hao với nhiều loại nguyên vật liệu thay thế
  • Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu với từng nhóm khác, hoặc từng thời gian
  • Thực hiện kiểm tra việc tiêu hao vật tư từ bếp…
  • Từ nguyên liệu tiêu hao và món để báo lên tính doanh thu trong ngày 

6. Thực hiện thanh toán, doanh thu

  • Kế toán cần kiểm tra thanh toán ngay
  • Thực hiện quản lý thanh toán chậm
  • Căn cứ vào thông báo thanh toán để thực hiện quy ngược lại món ăn, vật tư tiêu hao, doanh thu
  • Thực hiện xuất hóa đơn trong ngày

Cách hạch toán hóa đơn đầu vào, đầu ra kế toán nhà hàng ăn uống

1. Hạch toán hóa đơn đầu vào
Đối với hóa đơn đầu vào, kế toán cần căn cứ vào nội dung của mỗi loại hóa đơn đầu ra để thực hiện hạch toán phù hợp với doanh thu của nhà hàng:
– HĐ xuất kho nguyên vật liệu: Hạch toán nợ TK 154, Nợ TK 621 – Có TK 152.
– HĐ chi trả lương nhân viên: Hạch toán nợ TK 154, Nợ TK 622 – Có TK 134.
– HĐ chi phí phân bổ công cụ dụng cụ: Hạch toán Nợ TK 154, Nợ TK 6273 – Có TK 142, 242.
– HĐ chi phí khấu hao tài sản cố định: Hạch toán Nợ TK 154, Nợ TK 6274 – Có TK 214.
– HĐ nhập kho thành phẩm (món ăn): Hạch toán Nợ TK 155 – Có TK 154 (làm kế toán nhà hàng ăn uống)
– HĐ xuất kho thành phẩm:
Giá vốn: Nợ TK 155 – Có TK 154
Doanh thu: Nợ TK 111, 131 – Có TK 5112, Có TK 3331

2. Hạch toán hóa đơn đầu ra

Tại đây, kế toán cần phân loại rõ nội dung của mỗi loại hóa đơn khác nhau để thực hiện hạch toán sao cho đúng đối tượng:

– HĐ nguyên vật liệu của nhà hàng: rau củ, thịt, cá, trứng, gia vị…. hạch toán Nợ TK 152, Nợ TK 1331 – Có TK 111, 112, 331.

– HĐ là các loại công cụ dụng cụ: tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện… hạch toán Nợ TK 142 (nếu việc phân bổ công cụ dụng cụ nhỏ hơn 12 tháng), Nợ TK 242 (lớn hơn 12 tháng), Nợ TK 1331 – Có TK 111, 112, 331. Sau đó mỗi tháng thực hiện việc phân bổ dần chi phí công cụ dụng cụ của bộ phận bếp vào chi phí món ăn dưới dạng nguyên vật liệu trực tiếp.

– HĐ là tài sản cố định có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên, hạch toán Nợ TK 211, Nợ TK 1332 – Có TK 331. Sau đó hàng tháng thực hiện việc trích khấu hao chi phí tài sản cố định vào phần chi phí.

– HĐ chi phí gas, nhân viên kế toán nên tính vào chi phí chế biến món ăn, hạch toán Nợ TK 154, Nợ TK 6277, Nợ TK 133 – Có TK 111, 112, 331.

– Loại HĐ mua hàng tại siêu thị, nhân viên nên căn cứ vào bảng kê chi tiết để hạch toán hóa đơn đầu vào theo từng loại cho chính xác

Trên là các công việc cần làm  và hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn đầu vào, đầu ra cho kế toán nhà hàng ăn uống, hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về kế toán nhà hàng.

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

 Hướng dẫn: Tìm kiếm số chứng từ cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 1900 57 57 54.

Email:  contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

2.5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết liên quan
alt-single
Lịch Nộp Báo Cáo Thuế Tháng 01/2025

Tháng 01/2025, doanh nghiệp cần nộp rất nhiều loại báo thuế, lao động, bảo hiểm. Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán Easybooks sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc về “Lịch nộp báo cáo thuế tháng 01/2025”. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi! ➤ Theo quy định hiện hành thì lịch nộp […]

alt-single
6 Điểm Mới Của Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Áp Dụng Từ 01/07/2025

Vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. So với các quy định hiện hành, Luật Thuế GTGT 2024 có khá nhiều thay đổi. Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán Easybooks tìm hiểu về 6 điểm mới của luật […]

alt-single
Mẫu Sổ Cái Theo Thông Tư 200

Sổ cái là gì? Đặc điểm của sổ cái? Mẫu sổ cái theo thông tư 200 ra sao? Cách ghi mẫu sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200? Tất cả sẽ được phần mềm kế toán Easybooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. […]

Tư vấn ngay!