Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu 2023
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện được nhiều doanh nghiệp tổ chức hành nghề liên quan xuất nhập khẩu quan tâm. Đây là loại thuế có vai trò đặc biệt và nhiều điểm đặc biệt cần chú ý. Bài viết dưới đây, Phần mềm kế toán online EasyBooks sẽ chia sẻ thông tin về “Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023”, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Mục lục
1. Biểu thuế xuất nhập khẩu là gì?
1.1 Biểu thuế xuất nhập khẩu
Là bảng tập hợp tất cả các loại thuế suất của hàng hóa xuất nhập khẩu do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế như hàng hoá, dịch vụ thu nhập, tài sản,…Thuế suất trong biểu thuế thể hiện dưới dạng 2 hình thức: thuế suất tỷ lệ và thuế suất cố định. Trong Tiếng Anh, biểu thuế xuất – nhập khẩu được dịch là “Import – Export Tariff”.
1.2 Nội dung biểu thuế xuất nhập khẩu
- Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam
- Biểu thuế liên quan tới hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Tổng cộng có 25 biểu thuế, gồm:
- Biểu thuế xuất khẩu;
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
- Biểu thuế nhập khẩu thông thường;
- Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Biểu thuế bảo vệ môi trường;
- 16 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt,
- Biểu thuế giá trị gia tăng,
- 03 biểu thuế XK ưu đãi của Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.
1.3 Các chính sách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đến 8.724/14.414 mã HS
>>> LINK XEM NGAY: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023
* Giải thích các ký hiệu:
Khi nhìn vào biểu thuế nếu tra mặt hàng gióng qua cột thuế VAT sẽ thấy thuế xuất có ký hiện (*) tại cột Biểu thuế giá trị gia tăng tức là các mặt hàng thuộc đối tượng trên không chịu thuế giá trị gia tăng.
⇒ Ký hiệu (5) tại cột biểu thuế quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế VAT là 5% ở khâu nhập khẩu, sản xuất hay kinh doanh thương mại. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ bán mủ cao su thiên nhiên sơ chế cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại và thuộc đối tượng áp dụng áp dụng thuế suất giá trị gia tăng là 5%.
=> Ký hiệu (*,5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC.
⇒ Ký hiệu (*,10) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác (nhóm 71.08) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu nhưng phải chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.
⇒ Ký hiệu (*) tại các cột thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
>>>>> Tham khảo: Các Công Việc Kế Toán Cần Làm Trong Tháng 9 Năm 2023
2. Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế
Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã số hàng hóa (mã hàng), mô tả hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không có tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì người khai hải quan khai mã hàng của hàng hoá xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của hàng hóa đó theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và không phải khai thuế suất trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:
Mục I: Quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 97 chương theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Nội dung gồm: Tên các Phần, Chương; Chú giải; Chú giải phân nhóm; Danh mục Biểu thuế nhập khẩu gồm mô tả hàng hoá, mà hãng (08 chữ số) theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho mặt hàng chịu thuế.
Mục II: Quy định Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc Chương 98. Nội dung gồm: Chú giải; Cách thức phân loại, điều kiện, thủ tục áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98, báo cáo kiểm tra quyết toán việc sử dụng hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98; Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Miễn Thuế Trước Bạ Xe Ô Tô
3. Thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng máy gia công cơ khí
Các mặt hàng máy gia công cơ khí thuộc các nhóm hàng từ 84.54 đến 84.63 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi như sau:
1- Các mặt hàng máy gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%. Máy gia công cơ khí nêu tại khoản này là loại không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
2- Các mặt hàng máy gia công cơ khí không thuộc trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các nhóm từ 84.54 đến 84.63 quy định tại Mục I Phụ lục II về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định này.
>>>>>> Xem thêm: Trường Hợp Được Miễn Thuế Môn Bài 2023
4. Thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô đã qua sử dụng
Nghị định quy định xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 09 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh không quá 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 09 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh trên 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 và từ 10 đến 15 chỗ ngồi thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 16 chỗ ngồi trở lên thuộc nhóm hàng 87.02 và xe có động cơ đã qua sử dụng dùng để chở hàng hoá có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 05 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04 (trừ ô tô đông lạnh, ô tô thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, ô tô xi téc, ô tô bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; ô tô chở xi măng kiểu bồn và ô tô chở bùn có thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%.
Các loại xe ô tô khác đã qua sử dụng thuộc nhóm hàng 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng mức thuế suất bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô chưa qua sử dụng cùng chủng loại thuộc cùng nhóm hàng quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Các Trường Hợp Được Miễn Thuế Nhà Đất
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu mức “Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu 2023“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.