Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0943 861 931
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easybooks sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức

Báo cáo tài chính là gì? Cách lập báo cáo tài chính chi tiết

alt-single 10 Tháng năm, 2021

Báo cáo tài chính là báo cáo gồm các thông tin kinh tế được kế toán trình bày dưới dạng bảng biểu. Nhằm mục đích cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và dòng tiền của mỗi doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm 2 loại: báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất.

Để hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính cũng như cách lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. Chắc chắn sẽ rất hữu ích cho anh/chị kế toán.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) là báo cáo bao gồm các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận,… Báo cáo tài chính có tên tiếng anh là Financial Statement.

bao-cao-tai-chinh

Báo cáo tài chính được doanh nghiệp công bố định kỳ vào cuối quý, cuối năm. 

Báo cáo tài chính gồm 2 loại: báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất.

Mội bộ BCTC hoàn chỉnh bao gồm các thành phần:

  • Báo cáo của Ban giám đốc
  • Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

2. Cách đọc báo cáo tài chính

Đọc BCTC bao gồm đọc các báo cáo sau:

2.1 Đọc bảng cân đối kế toán

Trong bảng cân đối kế toán bao gồm các tài sản và nợ phải trả của công ty:

  • Cách để thiết lập một bảng cân đối kế toán đó là: Các tài sản sẽ được liệt kê ở bên phải và khoản nợ sẽ liệt kê bên trái.
  • Đọc cột tài sản: Tài sản bao gồm: tiền mặt, các khoản đầu tư, tài sản cố định và tài sản có giá trị khác thuộc quyền sở hữu của công ty. Các khoản tài sản khác được liệt theo các thứ tự thanh toán. 
  • Đọc các khoản nợ: nợ phải trả là khoản nợ giữa công ty với cá nhân, tổ chức khác. Gồm các khoản như: chi phí thuê mặt bằng, thuê văn phòng, lương nhân viên, khoản vay, nợ nhà cung cấp, nhà thầu,…
  • Để đọc bảng cân đối chuẩn nhất, anh/chị kế toán nên đọc theo các bước: 
  • Bước 1: Liệt kê các mục lớn trong mục Tài sản – Nguồn vốn.
  • Bước 2: Tính toán tỷ trọng các khoản mục trong Tài sản – Nguồn vốn, và các thay đổi khoản mục báo cáo.
  • Bước 3: Note lại những mục chiếm tỷ trọng lớn, hay biến động lớn về mặt giá trị tại thời điểm báo cáo.

2.2 Đọc báo cáo về kết quả kinh doanh

Khi đọc báo cáo về kết quả kinh doanh sẽ giúp bạn hiểu được công ty bạn đang có bao nhiêu lợi nhuận trong những khoảng thời gian trên báo cáo. 

bao-cao-tai-chinh

Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho bạn thấy công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định và bất kỳ khoản chi phí nào được sử dụng để kiếm thu nhập đó cũng sẽ được phản ánh.

  • Đọc dòng trên cùng, “doanh số” hoặc “tổng doanh thu.” Điều này phản ánh số tiền mà công ty kiếm được từ việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, trước khi mọi khoản chi phí được khấu trừ.
  • Xem xét chi phí hoạt động. Chúng bao gồm các chi phí kinh doanh, chẳng hạn như tiền lương và chi phí quảng cáo.
  • Lưu ý đường khấu hao. Điều này phản ánh chi phí của một tài sản trong khoảng thời gian mà công ty có thể sử dụng.
  • Kiểm tra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là số tiền mà công ty đã kiếm được sau khi trừ chi phí hoạt động.
  • Nhìn vào số tiền lãi đã kiếm được và đã chi trả. Các khoản này được thêm vào (thu nhập lãi) và trừ (lãi phải trả) vào tổng lợi nhuận hoạt động.
  • Kiểm tra số thuế thu nhập đã được trừ.
  • Đọc dòng cuối cùng của báo cáo thu nhập: dòng này phản ánh lãi hoặc lỗ ròng.

2.3 Đọc Báo cáo về lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho bạn biết lượng tiền sẵn có của công ty, doanh nghiệp là bao nhiêu. Đồng thời theo dõi được dòng tiền đầu ra, đầu vào của công ty trong thời gian lập báo cáo đó. Dòng tiền lập báo cáo bao gồm:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Giúp phân tích việc sử dụng tiền mặt của công ty để biết được tình trạng kinh doanh đang lãi, hay lỗ.
  • Dòng tiền từ đầu tư: gồm dòng tiền vào và tiền ra có liên quan đến khoản đầu tư, mua sắm,… các tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Cho biết được doanh nghiệp đã thanh toán hay mua tài sản tài chính nào.

2.4 Đọc Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp cho mọi người thông tin về các số liệu trình bày ở các bảng báo cáo KQKD, bảng CĐKT, bảng báo cáo LCTT và các thông tin cần thiết khác.

Khi đọc thuyết minh tài chính nên đọc theo các bước sau:

  • Bước 1: Tìm hiểu về doanh nghiệp, trình bày về hoạt động của doanh nghiệp, các chuẩn mực và chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. 
  • Bước 2: Thuyết minh các khoản trên BCTT

3. Giới thiệu về cách lập báo cáo tài chính

3.1 Lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133

Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng hoạt động liên tục. 

Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 có hai mẫu là: Mẫu B01a – DNN và Mẫu B01b – DNN. Cũng theo quy định là có thể lập mẫu B01b – DNN thay cho mẫu B01a – DNN. 

  • Tại mẫu B01a – DN: thì Tài sản và khoản nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
  • Tại mẫu B01b – DN: thì Tài sản và khoản nợ phải trả được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn.

Trong báo cáo tài chính doanh nghiệp cần những thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp
  • Ngày lập báo cáo

Cơ sở lập báo cáo tài chính dựa trên:

  • Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
  • Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi tiết
  • Căn cứ vào báo cáo tình hình tài chính của năm trước đó.

3.2 Lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

Theo như quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập BCTC kế toán cần thực hiện phân loại tài sản và nợ phải trả được xác định là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian gia hạn còn lại không được phép quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn. Vậy nên, từ sổ chi tiết các khoản, kế toán cần tiến hành phân loại chi tiết theo nguyên tắc và trình bày BCTC. 

Dưới đây là bảng cân đối kế toán dạng tóm tắt theo mẫu Thông tư 200 anh/chị kế toán có thể tham khảo:

bao-cao-tai-chinh

Đây là một phần của Bảng cân đối kế toán – Phần tài sản

4. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Anh/chị kế toán cần nắm được những ý nghĩa của bảng cân đối kế toán:

4.1 Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán với doanh nghiệp

Đối với mặt pháp lý 

Tài sản trong bảng cân đối sẽ phản ánh toàn bộ tài sản mà công ty hiện có trong thời điểm lập báo cáo. Và những tài sản này đều thuộc quyền sử dụng. của doanh nghiệp.

Đối với mặt kinh tế

Dữ liệu trong bảng kinh tế có tác dụng phản ánh toàn bộ quy mô của doanh nghiệp. Theo đó là những tài sản, vốn tài sản vốn có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Những đối tượng này tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất.

4.2 Ý nghĩa của bảng báo cáo tài chính với nguồn vốn doanh nghiệp

Mỗi bảng cân đối tài chính khi nghiên cứu về đối tượng nào thì đều có một ý nghĩa riêng biệt. Và người làm kế toán cần nắm vững toàn bộ ý nghĩa của bảng này.

Trên đây là một số những thông tin chia sẻ liên quan đến báo cáo tài chính và cách lập báo cáo tài chính. Nếu còn thắc mắc, anh/chị kế toán có thể liên hệ với Softdreams để được giải đáp cụ thể hơn. Ngoài ra, để làm việc hiệu quả và chính xác, thay vì việc sử dụng những kỹ thuật thủ công thì anh/ chị kế toán, doanh nghiệp nên sử dụng phận mềm hỗ trợ nghiệp vụ kế toán. EasyBooks là một trong những phần mềm hữu ích sẽ giúp cho công việc của kế toán viên trở nên đơn giản và nhanh chóng.

>> Để dùng thử phần mềm vui lòng đăng ký tại: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Thông Báo Lịch Nghỉ tết Nguyên Đán 2025

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ đang đến gần, EasyBooks xin trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết để Quý Khách hàng và Quý Đối tác thuận tiện sắp xếp công việc và nhận hỗ trợ dịch vụ: Thời gian nghỉ lễ: Từ ngày 25/01/2025 (Thứ […]

alt-single
Thông Tư 133 Và 200 Khác Nhau Gì?

Trong lĩnh vực kế toán, Thông tư 133 và Thông tư 200 là hai quy định quan trọng được Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn chế độ kế toán cho các doanh nghiệp. Mỗi thông tư đều có đặc điểm và phạm vi áp dụng khác nhau. Bài viết sau Phần mềm kế […]

alt-single
[HDSD] Sửa Chi Tiết Khi Tạo Chứng Từ Hàng Loạt Từ Thuế Trên EasyBooks

Trong công việc kế toán, việc xử lý và quản lý chứng từ một cách chính xác, nhanh chóng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Hiểu được điều này, phần mềm kế toán EasyBooks có tính năng tạo chứng từ hàng loạt từ thuế. Đây là một công cụ […]