Báo Cáo Kiểm Toán Là Gì?
Báo cáo kiểm toán đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam và là một công cụ không thể thiếu với người sử dụng Báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán giúp các nhà đầu tư tin tưởng được số liệu tài chính của các công ty đã được kiểm toán, từ đó có thể dễ dàng trong việc ra quyết định.
Qua bài viết này, Phần mềm kế toán EasyBooks sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Báo cáo kiểm toán là gì? Nội dung của báo cáo kiểm toán? Các quy định của báo cáo kiểm toán? Ý nghĩa của báo cáo kiểm toán?
Mục lục
1. Báo cáo kiểm toán là gì?
Theo Luật Kiểm toán độc lập 2011, báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
2. Nội dung của báo cáo kiểm toán
Hiện tại nội dung của Báo cáo kiểm toán chưa có quy định bắt buộc phải thể hiện các nội dung là gì tuy nhiên về cơ bản nội dung của Báo cáo kiểm toán (BCKT) phải thể hiện được các nội dung sau:
2.1. Số hiệu và tiêu đề của báo cáo
Số hiệu của Báo cáo kiểm toán phát hành phải được ghi cụ thể. Báo cáo kiểm toán phát hành trong cùng năm của đơn vị được kiểm toán thường được ghi liên tiếp nhau để tiện theo dõi.
Tiêu đề của báo cáo cần ghi “Báo cáo kiểm toán độc lập”.
2.2. Người nhận BCKT
Ở mục này, người nhận Báo cáo kiểm toán thường là: Hội đồng quản trị, Ban (Tổng) Giám đốc, Giám đốc, Nhà đầu tư… tùy thuộc vào mục đích cũng như đơn vị được kiểm toán.
Ngay sau mục người nhận Báo cáo kiểm toán sẽ là phần mở đầu giới thiệu về Báo cáo đã được kiểm toán của đơn vị, ngày lập cũng như số trang của Báo cáo kiểm toán và BCTC được kiểm toán là gì, niên độ kiểm toán,…
2.3. Trách nhiệm của Đơn vị được kiểm toán với BCTC
Đây có thể coi là mục cam kết của đơn vị được kiểm toán (hay thành viên chủ chốt) về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý BCTC của Công ty theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC và chịu trách nhiệm về BCTC không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
2.4. Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Sau khi nên trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, nội dung báo cáo đã được kiểm toán cần thể hiện được trách nhiệm của Kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến kiểm toán dựa vào quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
2.5. Ý kiến kiểm toán
Tại mục này Kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về đơn vị được kiểm toán.
Ý kiến kiểm toán có các loại ý kiến sau:
- Ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần được đưa ra khi BCTC của đơn vị được kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị.
- Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ được đưa ra khi đã thu thập được đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên đánh giá rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.
- Ý kiến kiểm toán trái ngược được đưa ra khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.
- Từ chối đưa ra ý kiến được đưa ra khi có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục ở đó mà kiểm toán viên không thể thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể cho ý kiến về BCTC.
- Có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh“: được nêu ra khi Kiểm toán viên thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo đánh giá của KTV, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được BCTC thì KTV phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán.
- Có đoạn “Vấn đề khác” đưa ra khi KTV thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo đánh giá của kiểm toán viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề đó trong BCKT, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”.
Như vậy có thể thấy trong Báo cáo kiểm toán chỉ có thể tồn tại 1 trong 4 ý kiến kiểm toán ngoài ra có thể gồm “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc “Vấn đề khác”
2.6. Ngày lập BCKT
Ngày lập Báo cáo kiểm toán không được trước ngày đơn vị được kiểm toán lập BCTC và và không được trước ngày thu thập bằng chứng kiểm toán.
2.7. Tên công ty kiểm toán và người ký báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán ghi rõ tên công ty Kiểm toán;
Người ký Báo cáo kiểm toán phải gồm 2 thành viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán trong đó có 1 thành viên Ban Giám đốc. Dưới mỗi chữ ký cần ghi rõ họ tên, Số đăng ký hành nghề kiểm toán của Kiểm toán viên đó.
3. Các quy định việc ký báo cáo kiểm toán
- Ngày ký trên báo cáo kiểm toán không được ký trước ngày ký BCTC
- Theo khoản 3 Điều 46 Luật Kiểm Toán độc lập 2011 quy định như sau:
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
…
- Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.
- Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Như vậy, báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do chi nhánh công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, công ty kiểm toán chỉ định chịu trách nhiệm kiểm toán hoặc người được ủy quyền của người đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật
- Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cổ phần theo mô hình công ty mẹ, công ty con được lập phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Thủ Tục Kiểm Toán Là Gì?”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
—————–
Hướng dẫn: Xem báo cáo công nợ phải trả cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.