Mẫu Sổ Chi Tiết Theo Thông Tư 200
Trong kế toán doanh nghiệp, việc ghi nhận chi tiết các giao dịch tài chính là rất quan trọng. Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp cần lập và quản lý các loại sổ chi tiết nhằm đảm bảo tính minh bạch và độ chính xác trong báo cáo tài chính. Vậy mẫu sổ chi tiết theo Thông tư 200 gồm những nội dung gì? Cách ghi mẫu sổ như thế nào? Hãy cùng Phần mềm kế toán Easybooks tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Sổ kế toán chi tiết là gì?
Sổ kế toán chi tiết là một loại giấy tờ được kế toán sử dụng để để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện công việc của mình.
Đây có thể là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các hàng hóa/dịch vụ/lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ này do kế toán theo dõi chi tiết để phục vụ nhu cầu quản lý.
Các số liệu được ghi trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp… Qua đó giúp kế toán quản lý dễ dàng hơn các các loại chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký hay Sổ cái.
Hiện nay không có quy định bắt buộc về số lượng hay kết cấu của các loại sổ kế toán chi tiết. Các doanh nghiệp cần dựa vào các hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết để có thế thiết kế, xây dựng những mẫu sổ phù hợp với đặc thù của đơn vị mình.
Xem thêm: Sổ Kế Toán Tổng Hợp Là Gì?
2. Quy định về sổ kế toán theo Thông tư 200
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sổ kế toán được quy định như sau:
– Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán 2015, Nghị định 129/2004/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Luật kế toán 2015.
– Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 (ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
– Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong Phụ lục số 4 (ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
3. Mẫu sổ chi tiết theo thông tư 200
Đơn vị: ……………….. Mẫu số S38-DN
Đơn vị: ……………….. (Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Sổ chi tiết các tài khoản
(Dùng cho các TK: 136, 138, 141, 157, 161, 171, 221, 222, 242, 244, 333, 334, 335, 336, 338, 344, 352, 353, 356, 411, 421, 441, 461, 466, …)
Tài khoản:.…………………..
Đối tượng:……………………
Loại tiền: VNĐ
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | TK
đối ứng |
Số phát sinh | Số dư | |||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | Nợ | Có | |||
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | 4 |
– Số dư đầu kỳ
– Số phát sinh trong kỳ ………. ………. |
||||||||
– Cộng số phát sinh | x | x | x | |||||
– Số dư cuối kỳ | x | x | x |
– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
– Ngày mở sổ: …
Ngày ….. tháng ….. năm ……
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Tải ngay: Mẫu sổ chi tiết theo thông tư 200 Tại đây
4. Hướng dẫn cách ghi mẫu sổ chi tiết theo thông tư 200
Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn…).
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.
– Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
– Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
– Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.
– Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
– Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Mẫu sổ chi tiết theo thông tư 200“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
➤ Quý anh/chị quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán doanh nghiệp EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0943 861 931. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 0943 861 931
Email: easybooks.softdreams@gmail.com
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh