Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
Tin tức

Chuẩn mực kế toán số 11 – Xác định rõ phương pháp hợp nhất kinh doanh 2021

alt-single 30 Tháng Mười Một, 2020

Chuẩn mực kế toán số 11 được ban hành nhằm quy định, hướng dẫn cho doanh nghiệp những nguyên tắc, phương pháp kế toán cho việc hợp nhất kinh doanh dựa trên phương pháp mua.

Đối tượng áp dụng chuẩn mực kế toán số 11

Đối tượng áp dụng với:

  • Doanh nghiệp thực hiện việc hạch toán hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua và không áp đối với hoạt động hợp nhất kinh doanh trong trường hợp là doanh nghiệp riêng biệt/ hoạt động kinh doanh riêng biệt bằng hình thức liên doanh hoặc hợp nhất để thành một đơn vị báo cáo thông qua hợp đồng không xác định được quyền sở hữu

Đối tượng không áp dụng với:

  • Những doanh nghiệp/hoạt động kinh doanh cùng dưới một sự kiểm soát chung, liên quan đến 02 hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ

chuan muc ke toan so 11

Những quy định chung về hợp nhất kinh doanh

Xác định hình thức hợp nhất kinh doanh

Hợp nhất kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích để hình thành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh và có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Khi thực hiện thanh toán giá trị mua/bán trong quá trình hợp nhất có thể thực hiện được bằng hình thức là phát hành công cụ vốn/ thanh toán bằng tiền – tương đương tiền, chuyển giao tài sản hoặc là phối hợp với những hình thức nêu trên.

Quan hệ công ty mẹ – công ty có thể là kết quả từ việc hợp nhất kinh doanh hoặc không bởi việc hợp nhất liên quan đến việc mua tài sản thuần, có cả những lợi thế thương mại nếu có của một doanh nghiệp khác mà không phải là việc mua cổ phẩn của doanh nghiệp đấy.

Phương pháp kế toán của việc kinh doanh hợp nhất

Như đã đề cập trước đó, việc hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng phương pháp mua và được xác định thành 03 bước:

  • Bước 1: Xác định bên mua
  • Bước 2: Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh
  • Bước 3: Thực hiện phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản mua, nợ phải trả và những khoản nợ tiềm năng cần gánh.

Cụ thể các bước sẽ được xác định và thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện xác định bên mua

Bên mua ở đây được xác định là một doanh nghiệp có tham gia hợp nhất sẽ nắm quyền kiểm soát những doanh nghiệp/ hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất khác. Và việc xác định này, cần phải thực hiện dựa trên quy định từ đoạn 17 – 23 tại quy định của chuẩn mực kế toán số 11 – 17 của chuẩn mực kế toán số 11.

Bước 2: Thực hiện xác định giá phí hợp nhất kinh doanh

Trước hết, bên mua cần xác định được giá chi phí hợp nhất kinh doanh gồm:

+ Giá trị hợp lý của các tài sản đem trao đổi tại ngày diễn ra trao đổi

+ Giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trã đã phát sinh hoặc là đã thừa nhận

+ Giá trị hợp lý của những công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát của bên bị mua, + những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh

Việc xác định giá trị giá phí hợp nhất này được thực hiện theo quy định từ đoạn 24 – 35 của chuẩn mực kế toán số 11 và bạn cần chú ý những nội dung dưới đây:

+ Những tài sản mà bên mua có thể trao đổi trong hoạt động hợp nhất kinh doanh là tiền, trái phiếu, cổ phiếu, những tài sản đang dùng trong hoạt động kinh doanh của bên mua. Ngoài trường hợp được thanh toán bằng tiền ra thì các khoản thực hiện thanh toán bằng những tài sản khác thường phát sinh những khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản này.

+ Giá trị hợp lý của phần hoãn lại sẽ được thực hiện xác định về giá trị hiện tại tại ngày trao đổi nếu việc thanh toán toàn bộ hoặc hợp 1 phần giá phí của việc hợp nhất kinh doanh được hoãn lại.

+ Những chi phí được tính vào giá phí hợp nhất kih doanh là những chi phí liên quan đến trực tiếp đến hợp nhất kinh doanh, cụ thể là chi phí trả cho kiểm toán viên, tư vấn pháp lý, thẩm định viên về giá và cuối cùng là chi phí trả cho cả những nhà tư vấn khác trong việc hợp nhất.

+ Cả những khoản không được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh như: Các khoản lỗ hoặc chi phí khác sẽ được phát sinh trong tương lai do việc hợp nhất kinh doanh, những khoản chi phí/chi phí khác không có liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh. Đồng thời, những khoản chi phí thỏa thuận và phát hành những khoản tài chính, công cụ vốn cũng không nằm trong khoản được tính phí.

Bước 3: Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ cần trả và các khoản nợ tiềm tàng cần gánh tại ngày mua

Việc xác định những giá trị hợp lý những tài sản, nợ cần trả, nợ tiềm tàng được thực hiện theo hướng dẫn của đoạn A16 của Phụ lục A chuẩn mực kế toán số 11. Tại đây, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ – con thì phải lập báo cáo tài chính tại ngày mua.

Phát sinh những bất lợi thương mại với lý do là chi phí hợp nhất kinh doanh nhỏ hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, đồng thời nợ phải trả có thể xác định được và những khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận. Trong trường hợp này, bên mua phải thực hiện xem xét lại việc xác định giá trị của tài sản, nợ cần trả có thể xác định, nợ tiềm tàng và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.

+ Hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ – con (mua – bị mua)

Tại đây công ty mẹ có quyền kiểm soát các công ty con khác, khi đó công ty mẹ sẽ có trách nhiệm hạch toán phần sở hữu của mình tại công ty con và được coi như một khoản đầu tư vào công ty con đó trên BCTC riêng của công ty mẹ và ghi nhận tài sản đã mua, nợ cần trả và những khoản nợ có thể tiềm tàng cần gánh trong BCTC hợp nhất theo giá trị hợp lý. (áp dụng trong trường hợp sau khi hợp nhất cả công ty mẹ – con nhưng cả 2 doanh nghiệp này vẫn hoạt động riêng và có mối liên hệ về kiểm soát)

Đối với trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ – con thì bên mua là công ty mẹ không cần phải lập báo cáo tài chính riêng và BCTC hợp nhất tại ngày mua mà phải là BCTC riêng, BCTC hợp nhất tại thời điểm sớm nhất theo quy định hiện hành.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Mừng Sinh Nhật SoftDreams – Tặng Ngay 12.000 Phần Quà Tri Ân Khách Hàng

Nhân dịp kỷ niệm 12 năm thành lập, SoftDreams xin gửi tới quý khách hàng chương trình “Tuần lễ vàng – Ngàn quà tặng” với hơn 12.000 phần quà hấp dẫn. BANNER Theo đó, từ ngày 9/9/2024 – 13/9/2024 quý khách hàng thực hiện mua mới hoặc gian hạn sản phẩm, dịch vụ của SoftDreams […]

alt-single
Cách Kê Khai Thuế Cho Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là chi nhánh có đơn vị kế toán phụ thuộc vào công ty chủ quản. Bài viết dưới đây phần mềm kế toán online EasyBooks sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc cách kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Mời quý bạn đọc cùng đón […]

alt-single
Các Công Việc Kế Toán Cần Làm Sau Nghỉ lễ 2/9

Bài viết dưới đây, phần mềm kế toán online EasyBooks sẽ tổng hợp và chia sẻ đến quý bạn đọc về chủ đề: “Các công việc kế toán cần làm sau nghỉ lễ 2/9”. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé! Mục lục1. Thông báo về tình hình biến động lao động tháng 08/2024 […]

Tư vấn ngay!