Tài Sản Lưu Động Là Gì?
Tài sản lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tài sản lưu động là gì? Phân loại và cách tính tài sản lưu động ra sao? Hãy cùng phần mềm kế toán online Easybooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tài sản lưu động là gì?
Tài sản lưu động (Current Assets) là một dạng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, có thể chuyển đổi thành tiền mặt và duy trì giá trị trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm), thường được luân chuyển qua các khâu trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.
Tài sản lưu động sẽ bao gồm: Tiền mặt, tiền chuyển khoản ngân hàng, hàng tồn kho, phí trả trước, nguồn thu ngắn hạn, chứng khoán và các tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt trong thời hạn dưới một năm.
Không chỉ vậy, tài sản lưu động còn thường xuyên thay đổi hình thái biểu hiện của nó trong phạm vi của một chu trình kinh doanh, sau đó giá trị của nó sẽ được chuyển đổi toàn bộ vào sản phẩm làm ra.
=> Tài sản lưu động sẽ thương được diễn ra theo một chu trình khép kín và tuần hoàn như sau: Tiền – Nguyên vật liệu – Bán thành phẩm – Thành phẩm – Tiền
Đọc thêm: Tài Sản Ròng Là Gì?
2. Phân loại tài sản lưu động
2.1 Phân loại dựa theo lĩnh vực tham gia
Căn cứ vào lĩnh vực tài sản lưu động tham gia, có thể chia tài sản lưu động của doanh nghiệp thành 2 loại:
- Tài sản lưu động trong sản xuất: Bao gồm các tài sản trong quá trình dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên, vật liệu, phụ tùng sửa chữa, công cụ dụng cụ, bao bì đóng gói, …) và tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, …).
- Tài sản lưu động trong lưu thông: Bao gồm tất cả những tài sản dùng trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp, chẳng hạn như thành phẩm chờ, hàng gửi, các khoản phải thu ngắn hạn, vốn bằng tiền,…
2.2 Phân loại theo phương thức quản lý
Có thể chia tài sản lưu động của doanh nghiệp ra thành 2 loại: tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời.
- Tài sản lưu động thường xuyên: Đây là các tài sản mà doanh nghiệp thường xuyên dùng trong quá trình sản xuất như hàng hóa, thành phẩm chờ bán, tiền mặt,… đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và trơn tru.
- Tài sản lưu động tạm thời: Đây là các tài sản mà doanh nghiệp sẽ phát sinh khi có nhu cầu sử dụng trong quá trình kinh doanh tại trong một vài thời điểm ngắn hạn như những khoản thu quá hạn, nợ khó đòi, tiền phạt, tiền chưa thu được, các loại vật tư thiếu hụt đang chờ giải quyết,…
2.3 Phân loại dựa vào tính thanh khoản
Dựa vào tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) tài sản lưu động của doanh nghiệp được chia ra thành vốn bằng tiền, các khoản phải thu và vật tư – hàng hóa.
- Thành vốn bằng tiền: Gồm các loại tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền dưới dạng séc, tiền trong thanh toán, tiền trong thẻ tín dụng/ thẻ ATM); vàng, bạc, đá quý và kim khí quý; các tài sản tương đương với tiền (hối phiếu, kỳ phiếu,…).
- Chi phí trả trước: Bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp đã chi trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc những đối tượng khác.
- Các khoản phải thu: Là những tài sản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, khoản thu nội bộ, phí trả trước, thuế GTGT,…
- Hàng hóa vật tư: Đây còn được hiểu là hàng tồn kho gồm toàn bộ các hàng hóa, nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, thành phẩm,… trong kho hàng, quầy hàng hoặc trong xưởng.
- Chi phí chờ phân bổ: Đây là những khoản chi phí được phân bổ dần dần vào giá thành sản phẩm trong khoảng thời gian thích hợp.
- Tài sản lưu động khác: Bao gồm các khoản đặt cọc theo tỷ lệ phần trăm, đặt cọc theo số tiền cụ thể, ký quỹ ngắn hạn, chi phí ứng trước, các khoản phí trả trước trong thời gian ngắn hạn,…
[Easyinvoice tri ân khách hàng] Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
3. Công thức tính tài sản lưu động
Để tính được chính xác tài sản lưu động bình quân của một doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng theo công thức tính tài sản lưu động như sau:
Tài sản lưu động = Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng + Các khoản thu + Công nợ + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn + Chi phí trả trước.
Tùy theo bối cảnh của từng doanh nghiệp, đơn vị của tài sản lưu động sẽ có thể là số lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc bất kỳ đơn vị nào mà doanh nghiệp dùng để đo lường khối lượng kinh doanh của mình.
4. Vai trò của tài sản lưu động đối với doanh nghiệp
Tài sản lưu động là điều kiện vật chất cần thiết không thể thiếu được của quá trình sản xuất.
- Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không thể diễn ra nếu chỉ có tài sản cố định (máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, …) mà không có tài sản lưu động (nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, …). Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời tài sản lưu động giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được vận hành liên tục, không bị gián đoạn.
- Trong sản xuất, tài sản lưu động giúp doanh nghiệp sản xuất thông suốt, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm, đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu thị trường.
Tài sản lưu động luôn gắn liền với an toàn về tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Tài sản lưu động giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán; việc duy trì các thành phần tài sản lưu động ở một mức độ hợp lý sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giúp vốn luân chuyển nhanh, tránh tồn đọng, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận.
- Tài sản lưu động giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn và thân thuộc thông qua chính sách tín dụng thương mại.
Thông qua sự vận động của tài sản lưu động giúp người quản lý có thể kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp.
- Tài sản lưu động tham gia liên tục trong tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; vì vậy, thông qua việc phân tích đánh giá sự vận động (hay luân chuyển) của tài sản lưu động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà người quản lý có thể kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có diễn ra bình thường hay không, đang tắc nghẽn xảy ra sự cố ở khâu nào; từ đó, kịp thời đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, liên tục.
➤ Quý anh/chị quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán online EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Tài Sản Lưu Động Là Gì?“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0766 074 666. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 0766 074 666
Email: easybooks.softdreams@gmail.com
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh