Báo Cáo Tài Chính Của Đơn Vị Kế Toán Bao Gồm Những Gì?
Như đã biết, việc báo cáo tài chính là một quá trình vô cùng cần thiết đối với các đơn vị kế toán trong việc xây dựng lộ trình trong tất cả các hoạt động kinh doanh và việc thống kê ngân sách của doanh nghiệp. Vậy, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm những gì? Hãy cùng Phần mềm kế toán Online Easybooks tổng quan một vòng tại bài viết sau đây
Mục lục
1. Định nghĩa “Báo cáo tài chính”
1.1 Báo cáo tài chính là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 có quy định Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính là tập hợp các báo cáo tóm tắt về kết quả tài chính, tình hình tài chính và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Chúng bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán,
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
1.2 Nội dung của báo cáo tài chính
Một bộ báo cáo tài chính bao gồm 4 nội dung chính quan trọng:
Bảng cân đối kế toán:
- Bảng cân đối kế toán tóm tắt và phản ảnh tổng quát tình hình toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn của tổ chức ở thời điểm nhất định. Nó phản ánh nguồn lực tài chính doanh nghiệp thông qua các số liệu về giá trị tài sản, nguồn vốn tính tới thời điểm lập báo cáo. Những số liệu này giúp chứng minh quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp với tài sản, trách nhiệm pháp lý với nhà nước, nhà đầu tư và cổ đông.
- Bảng cân đối kế toán sẽ được lập theo chuẩn mực kế toán số 21 quy định về “trình bày báo cáo tài chính”. Bảng báo cáo này nếu lập bởi các tổ chức tài chính như ngân hàng sẽ có quy chuẩn riêng trong cách trình bày. Người mới tìm hiểu cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn, đặc biệt là khoản tài sản, nợ phải thu, ghi “nợ” và “có”.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Nội dung trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho phép người đọc biết được doanh thu, chi phí phát sinh, thu nhập ròng, lời hay lỗ trong kỳ. Nó còn phản ánh xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai ra sao, thông qua phân chia cổ tức. Nếu tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao thay vì chia cho cổ đông có nghĩa tổ chức đang muốn mở rộng, phát triển đầu tư.
Bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm hai phần quan trọng:
- Thể hiện lãi lỗ trong kỳ: Doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, khoản giảm giá, chiết khấu thương mại, giá vốn hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản lý, các khoản trích lục dự phòng,…
- Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Các khoản thuế đóng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí phát sinh cho hoạt động công đoàn, lệ phí,…
Việc phân tích báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo hướng phản ánh biến động tăng giảm từng khoản mục ở thời điểm đầu và cuối năm. Ngoài ra người ta còn phân tích bằng cách so sánh các khoản mục với doanh thu tổng để xác định tỷ lệ kết cấu phù hợp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Đây là báo cáo thể hiện luồng tiền thu chi trong một khoản thời gian cụ thể. Phương pháp kế toán dồn tích được bộ phận kế toán thường xuyên sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì: Phương pháp này có tính cả phần doanh thu mà doanh nghiệp dự định nhận nhưng chưa thực nhận, phần chi phí đã phát sinh nhưng chưa thực hiện thanh toán. Điều đó giúp thể hiện chính xác hơn tình hình lưu chuyển tiền tệ của tổ chức.
Thuyết minh báo cáo tài chính:
- Đây là mục được đính kèm trong báo cáo tình chính và không thể tách rời. Được dùng để phân tích chi tiết những thông tin, số liệu đã trình bày ở ba báo cáo trên. Bản thuyết minh mang tính tường thuật các thông tin theo quy chuẩn và chuẩn mực kế toán cần được trình bày một cách trung thực.
- Thuyết minh báo cáo tình chính sẽ thể hiện thông tin và cơ sở lập báo cáo tài chính, các chính sách kế toán được chọn, bổ sung thông tin trọng yếu chưa được nhắc đến,…
>>>>> Tìm hiểu chi tiết: Báo Cáo Tài Chính Của Đơn Vị Kế Toán Bao Gồm Những Gì?
2. Vai trò của kế toán trong việc báo cáo tài chính
Các vai trò quan trọng của một kế toán tài chính bao gồm:
- Đóng góp vai trò vào sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Cung cấp những thông tin chính xác về tính hình hoạt động của doanh nghiệp giúp lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định quan trọng trong đổi mới, quản lý và định hướng phát triển trong tương lai
- Giúp lãnh đạo doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh
- Cung cấp thông tin chính xác về kết quả tài chính, tình hình quản lý các chi phí giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí, điều hòa tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Những thông tin từ kế toán tài chính là cơ sở pháp lý quan trọng giúp giải quyết rõ ràng khi có tranh chấp, khiếu nại và cũng là căn cứ cho việc vay vốn ngân hàng và đầu tư
>>>>>Tìm hiểu thêm: Vai trò của một kế toán tài chính trong doanh nghiệp
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm những gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015, thì báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng cho việc tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính;
- Báo cáo kết quả hoạt động;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính;
- Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Ngoài ra việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp kế toán doanh nghiệp thực hiện đơn giản các nghiệp vụ kế toán, đặc biệt hoạt động lập báo cáo tài chính. Sử dụng Phần mềm kế toán online EasyBooks giúp cho các quá trình từ quyết toán thuế, hạch toán hay lập báo cáo tài chính sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Tự động lập báo cáo tài chính trên phần mềm kế toán EasyBooks
>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm những gì?”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
____________________
Phim ngắn giới thiệu Công ty SoftDreams và Phần mềm kế toán EasyBooks
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.