Cách Hạch Toán Tài Khoản 338 – Phải Trả Phải Nộp Khác
Tài khoản 338 dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 337). Vậy cách hạch toán tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác như thế nào? Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây nhé!
Mục lục
1. Khái quát về tài khoản 338
1.1 Tài khoản 338 là gì?
Theo Thông tư 333/2016/TT-BTC, tài khoản 338 dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 337). Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, chênh lệch đánh giá lại các tài sản đưa đi góp vốn liên doanh và các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê lại tài sản là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động
1.2 Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 338
Bên Nợ:
– Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;
– Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;
– Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn;
– Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản;
– Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào chi phí tài chính;
– Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh;
– Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh;
– Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước;
– Kết chuyển chi phí cổ phần hóa trừ (-) vào số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty Nhà nước;
– Các khoản đã trả và đã nộp khác.
>>>>>> Tham khảo: Lập Phụ Lục Về Ưu Đãi Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp [3-3A/TNDN]
Bên Có:
– Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân;
– Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên;
– Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể;
– Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù;
– Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;
– Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ;
– Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay;
– Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính;
– Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động;
– Phản ánh tổng số tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước; Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
– Vật tư, hàng hóa vay, mượn tạm thời, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân;
– Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại;
– Các khoản phải trả khác.
Số dư bên Nợ (nếu có):
– Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.
Số dư bên Có:
– BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết;
– Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết;
– Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán;
– Số chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý hoặc giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại chưa kết chuyển;
– Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước hoặc khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn phải trả đến cuối kỳ kế toán;
– Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác.
>>>>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Tài Khoản 641 – TK Chi Phí Bán Hàng
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác có 8 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381).
– Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
– Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị.
– Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị.
– Tài khoản 3385 – Phải trả về cổ phần hoá: Phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
– Tài khoản 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.
– Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống… Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;
+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).
– Tài khoản 3388- Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK 3381 đến TK 3387.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ Kế Toán
2. Cách hạch toán tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác
a. Trường hợp TSCĐ phát hiện thừa chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết, ghi:
– Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
– Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381) (Giá trị còn lại).
Đồng thời, căn cứ hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ trên sổ TSCĐ.
b. Trường hợp vật tư, hàng hóa, tiền mặt tại quỹ phát hiện thừa qua kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết, ghi:
– Nợ TK 111 – Tiền mặt
– Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
– Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
– Nợ TK 155 – Thành phẩm
– Nợ TK 156 – Hàng hóa
– Nợ TK 158 – Hàng hoá kho bảo thuế
– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
c. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:
– Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
– Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh; hoặc
– Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB;
– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388);
– Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
– Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
e. Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trừ vào lương của công nhân viên, ghi:
– Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3384).
f. Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:
– Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
– Có các TK 111, 112,…
g. Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản…, ghi:
– Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
– Có TK 334 – Phải trả người lao động
h. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
– Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)
– Có các TK 111, 112,…
k. Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:
– Nợ TK 111 – Tiền mặt
– Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
m. Xác định số lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông theo quyết định của đại hội cổ đông, ghi:
– Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
>>>>> Xem ngay: Phạt Kê Khai Sai Thuế GTGT
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Cách Hạch Toán Tài Khoản 338 – Phải Trả Phải Nộp Khác“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP
- EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
- Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
- Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
- EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.
_______________________
Phần mềm kế toán EasyBooks – Công cụ hỗ trợ đắc lực cho kế toán và nhà quản trị doanh nghiệp
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.