Phương pháp tính giá thành sản phẩm cơ bản phải biết
Tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc xác định được hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, xác định rõ quan hệ hàng hóa và tiền tệ… Do đó, tất yếu các doanh nghiệp phải tính được giá thành sản phẩm chính xác.
Giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm bán ra, phản ánh chính xác tình hình sử dụng những tài sản, vốn, lao động, vật tư của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh… Để tính giá thành sản phẩm chính xác, doanh nghiệp cần dựa vào các phương pháp tính giá thành sản phẩm dưới đây.
Mục lục
- 1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp
- 2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
- 3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ (hay còn gọi là định mức)
- 4. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- 5. Tính giá thành sản phẩm theo phương thức đặt hàng
- 6. Tính giá thành theo phương pháp phân bước
1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Đối tượng nên áp dụng:
- Doanh nghiệp sản xuất đơn giản, ít mặt hàng
- Doanh nghiệp có số lượng sản xuất lớn nhưng thời gian sản xuất ngắn
Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành trực tiếp như sau:
Giá thành sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành / Số lượng sản phẩm hoàn thành
Trong đó, giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất sản phẩm – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Đối tượng nên áp dụng: Doanh nghiệp sử dụng chung 1 vật liệu, số lao động và chung 1 quy trình để sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng và khác nhau
Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số như sau:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Trong đó:
- Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại
- Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc
Phương pháp hệ số giúp doanh nghiệp có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính đơn giản và chính xác.
3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ (hay còn gọi là định mức)
Đối tượng nên áp dụng: Các doanh nghiệp sử dụng nhiều quy trình, quy cách và phẩm chất khác nhau để tạo ra nhiều mặt hàng khác nhau như ngành dệt kim, cơ khí.
Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ như sau:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Trong đó, Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x giá thành tỷ lệ
Phương pháp định mức giúp doanh nghiệp phát hiện được những chênh lệch chi phí của các khoản mục giữa chi phí định mức và chi phí.
4. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Đối tượng nên áp dụng: Các doanh nghiệp cùng sử dụng 1 quy trình sản xuất nhưng sản xuất cùng lúc ra cả mặt hàng chính và phụ.
Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ như sau:
Tổng giá thành SP chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đối chiếu và theo dõi mức chênh lệch.
5. Tính giá thành sản phẩm theo phương thức đặt hàng
Đối tượng nên áp dụng: Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực xây dựng, các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ xuất khẩu theo đơn hàng.
Giá thành của mỗi đơn hàng sẽ có chi phí của vật liệu sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất phát sinh chung trong suốt quá trình kể từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc đặt hàng.
Phương pháp đặt hàng giúp doanh nghiệp tính được chính xác lợi nhuận và giá bán của từng đơn hàng xuất đi.
6. Tính giá thành theo phương pháp phân bước
Đối tượng nên áp dụng: Các doanh nghiệp sử dụng quy trình công nghệ phức tạp, có quy trình chế biến liên tục và nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Ví dụ điển hình là những doanh nghiệp chế biến đồ da dụng, đồ hộp hay sản xuất quần áo…
Phương pháp phân bước giúp doanh nghiệp có những kế hoạch sản xuất ổn định nhưng việc tính toán lại khá phức tạp và nhiều công đoạn.
Với phương pháp này, để có thể tính được giá thành sản phẩm cuối cùng doanh nghiệp cần tập hợp chi phí của từng công đoạn, tính giá thành trên các công đoạn trung gian.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội