Tư vấn phần mềm Kế toán: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 57 57 54
X
Tuần lễ sinh nhật SoftDreams - Cơ hội vàng nhận ngàn ưu đãi
Lựa chọn gói ưu đãi:
Nhu cầu của Quý khách hàng:
Tin tức

9 Loại Tài Khoản Kế Toán Ngân hàng

alt-single 22 Tháng tám, 2024

Hệ thống tài khoản ngân hàng là gì? 9 loại tài khoản kế toán ngân hàng ra sao? Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định thế nào? Tất cả sẽ được phần mềm kế toán online EasyBooks tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây.

9-loai-tai-khoan-ke-toan-ngan-hang

1. Hệ thống tài khoản ngân hàng là gì?

“Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là tập hợp các tài khoản kế toán được dùng cho việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của những nghiệp vụ kinh tế, tài chính để quản lý hoạt động tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng.”

Theo Thông tư 19/2015/TT-NHNN, đối tượng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng bao gồm: Sở Giao dịch, Vụ Tài chính – Kế toán, Cục quản trị, Cục Công nghệ tin học, Cục Phát hành và kho quỹ, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) có tổ chức bộ máy kế toán,…

Xem thêm: Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại

2. 9 loại tài khoản kế toán ngân hàng là gì?

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng gồm 9 loại như sau:

  • Loại 1: Tiền và tài sản thanh khoản: Phản ánh số tiền hiện có cũng như những biến động về tiền và tài sản thanh khoản của ngân hàng, bao gồm: Tiền mặt, vàng, tiền gửi và đầu tư chứng khoán ở nước ngoài
  • Loại 2: Cho vay, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và NHNN: Phản ánh các nghiệp vụ của NHNN cho vay các tổ chức tài chính trong nước, cho vay trên thị trường quốc tế, mua bán chứng khoán, thanh toán với Nhà nước.
  • Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác: Phản ánh số tiền hiện có cũng như những biến động về TSCĐ và tài sản Có khác.
  • Loại 4: Phát hành tiền: Phản ánh số lượng tiền cotton, tiền polime, tiền kim loại đã phát hành vào lưu thông. Việc hạch toán các tài khoản này phải tuân thủ quy định của chính phụ và NHNN về phát hành tiền.
  • Loại 5: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của NHNN: Phản ánh các nguồn vốn, quỹ và kết quả hoạt động của NHNN.
  • Loại 6: Tài khoản trung gian: Phản ánh các giao dịch thanh toán giữa NHNN với các Tổ chức tín dụng (TCTD) và giữa các đơn vị NHNN.
  • Loại 7: Thu nhập: Phản ánh các khoản thu của NHNN bao gồm: Khoản tiền gửi, cho vay, chiết khấu các giấy tờ có giá, đầu tư chứng khoán nước ngoài, tiền góp vốn và ngoại hối,…và các khoản thu nhập khác trong ngân hàng.
  • Loại 8: Chi phí: Phản ánh chi phí của NHNN và gồm: Chi phí hoạt động của ngân hàng, chi phí quản lý,…
  • Loại 9: Các cam kết ngoài bảng: Phản ánh các nghĩa vụ cam kết NHNN phải thực hiện hoặc nhận được theo hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng. Cơ sở để hạch toán vào tài khoản loại 9 là hợp đồng đã được ký kết.

Có thể bạn quan tâm: Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp 2024

3. Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định thế nào?

9-loai-tai-khoan-ke-toan-ngan-hang

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về mở, sửa đổi tài khoản hoạt động như sau:

“Quản lý tài khoản kế toán

Nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán

  1. Các tài khoản kế toán sau khi mở, sửa đổi phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 5 Thông tư này;
  2. Việc mở, sửa đổi, đóng tài khoản tổng hợp được thực hiện vào cuối ngày, sau khi đã cập nhật và lưu trữ ngày, in sổ kế toán chi tiết, Bảng cân đối kế toán ngày, tháng theo số hiệu và tên tài khoản cũ;
  3. Việc chuyển đổi số dư từ tài khoản cũ sang tài khoản mới phải đảm bảo các yêu cầu sau:

(i) Phản ánh đúng nội dung và tính chất tài khoản;

(ii) Số dư đầu kỳ kế toán, số phát sinh từ đầu kỳ kế toán đến ngày chuyển đổi, số dư cuối ngày chuyển đổi của các tài khoản cũ không thay đổi khi chuyển sang tài khoản mới;

(iii) Sau ngày chuyển đổi, tài khoản được ghi, in trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán được thể hiện theo số hiệu tài khoản mới;

(iv) Tại ngày chuyển đổi, phải lập, in và lưu trữ hai bảng cân đối tài khoản kế toán: Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản cũ và Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản mới;

d) Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán:

(i) Việc quản lý mã tài khoản nhóm A, nhóm B, nhóm E, nhóm F do Cục Công nghệ tin học thực hiện;

(ii) Việc quản lý mã tài khoản nhóm C, nhóm D do Vụ Tài chính – Kế toán thực hiện.

Mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp

Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới hoặc yêu cầu mới về quản lý, theo dõi đối tượng kế toán mà các phân hệ nghiệp vụ và các chương trình ứng dụng không có khả năng quản lý, theo dõi được, việc mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp được thực hiện theo quy trình sau:

….”

Căn cứ trên quy định trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán như sau:

– Việc quản lý mã tài khoản nhóm A (mã đơn vị), nhóm B (mã phòng ban/ bộ phận), nhóm E (mã liên chi nhánh), nhóm F (mã tài khoản hoạt động) do Cục Công nghệ tin học thực hiện;

– Việc quản lý mã tài khoản nhóm C (mã tài khoản tổng hợp), nhóm D (mã tài khoản chi tiết) do Vụ Tài chính – Kế toán thực hiện.

Quý anh/chị quan tâm và trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán online EASYBOOKS có thể đăng ký tại đây:

phan-mem-ke-toan-easybooks

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về 9 Loại Tài Khoản Kế Toán Ngân hàng. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 0766 074 666. Đội ngũ nhân viên của EasyBooks luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.  

———————————

EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 88/2021/TT-BTC,133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

____________________

EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Hotline: 0766 074 666

Email: easybooks.softdreams@gmail.com

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
alt-single
Thông Tư 219 Thuế GTGT

Trong bài viết này, phần mềm kế toán EasyBooks sẽ tổng hợp và chia sẻ đến quý bạn đọc chi tiết về các nội dung quan trọng về Thông tư 219 thuế GTGT. Mời quý bạn đọc cùng đón xem nhé! Mục lục1. Khái niệm thuế GTGT2. Đặc điểm của thuế GTGT3. Đối tượng chịu […]

alt-single
Kế Toán Quản Trị Là Gì? Vai Trò Của Kế Toán Quản Trị Chi Phí?

Kế toán quản trị là một khái niệm khó có thể phân biệt được rạch ròi với những vị trí kế toán khác. Vậy thực chất, kế toán quản trị là gì và vai trò của kế toán quản trị chi phí như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán Online […]

alt-single
Tuần lễ sinh nhật SoftDreams – Cơ hội vàng nhận ngàn ưu đãi

Nhân dịp kỷ niệm 12 năm thành lập, SoftDreams xin gửi tới quý khách hàng chương trình  “Tuần lễ vàng – Ngàn quà tặng” với vô vàn phần quà hấp dẫn Theo đó, từ ngày 9/9/2024 – 13/9/2024 quý khách hàng thực hiện mua mới hoặc gia hạn sản phẩm, dịch vụ của SoftDreams sẽ […]

Tư vấn ngay!